Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2019 | 10:6

Xử lý nạn khai thác cát ở huyện EaKar: Chính quyền nói cho có lệ?

Bởi theo người dân, tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến môi trường; đặc biệt là gây xói mòn, sạt lở đất nông nghiệp, hoa màu bên bờ sông.

Nhiều năm trở lại đây, tình trạng “cát tặc” lộng hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện EaKar nói riêng - nơi có dòng sông Krông H’Năng chảy qua - diễn biến phức tạp. Trong đó, hoạt động khai thác cát trên sông Krông H’Năng thuộc xã Cư Bông và Cư Giang, huyện Ea Kar khiến nhiều người dân rất lo lắng, bức xúc.

Bởi theo người dân, tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến môi trường; đặc biệt là gây xói mòn, sạt lở đất nông nghiệp, hoa màu bên bờ sông.

">

Nhận được phản ánh của người dân, phóng viên có mặt tại sông Krông H’Năng thuộc xã Cư Bông, xã Cư Giang và khu vực xây dựng Hồ thủy lợi Krông Pách Thượng. Trước mặt chúng tôi là những chiếc tàu hút cát kèm theo tiếng nổ phành phạch, bên bờ sông là một dàn máy hút đang được các công nhân đào đất vào lòng rẫy của dân phía trong lòng sông xã Cư Giang và có nhiều dấu vết sạt lở nghiêm trọng. Một hố đất to bị đào đang được máy hút xối nước vào cho cho cát chảy ra và đường ống hút cát đó chảy thẳng sang bãi tập kết phía xã Cư Bông. Anh N.V.N (người dẫn chúng tôi ra sông) bức xúc: Các anh cũng thấy rồi đấy, hễ có bóng dáng người lạ đến là những người khai thác cát ở đây đều dừng hoạt động, bỏ đi. Mà khi nào các anh đi thì họ lại ra làm tiếp.Nạn khai thác cát diễn ra như “chốn không người”, hoạt động liên tục, trong đó một tàu chuyên hút cát lên bờ rồi xe múc múc cát lên xe tải chở đi. Họ khai thác mạnh thế này thì chẳng bao lâu nữa sẽ sụt lún vào tận đất tôi. Nếu được phép khai thác thì sao họ lại sợ người lạ đến vậy?”, anh N thắc mắc.

20190416_143404.jpg
Điểm tập kết cát ngay trên bờ sông

Theo ghi nhận trực tiếp của phóng viên, tại khu vực này hiện có các loại thiết bị khai thác cát. Tiếng máy nổ phát ra inh tai, nhức óc suốt ngày như thế, nhưng lạ thay, không thấy bất kỳ bóng dáng cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, xử lý. Điều này khiến nhiều người dân bức xúc.

Ngoài ra tại phía xã Cư Bông, cách khu vực lòng hồ thủy lợi chừng 2 km, cách UBND xã Cư Giang 1 km là mấy điểm hút cát của đầu nậu, chẳng cần giấy tờ, chỉ cần có dàn máy hút là “cát tặc” thản nhiên xả trực tiếp lên xe, điểm tập kết của những bãi này chỉ chừng 100 đến 200m. Khi phóng viên đang tác nghiệp thì nhiều đối tượng ở trần, xăm trổ đầy mình chở ba đã chặn ngay trước đầu xe đe dọa không cho chúng tôi vào khu vực hút và tập kết.

Khối lượng cát hút ngày đêm không ai kiểm soát được, việc sử dụng tàu không có số hiệu để khai tác cát, tập kết cát trái phép tại các bến bãi không có trong quy hoạch. Ngoài ra đơn vị này còn không có camera theo dõi tại bến bãi, không có trạm cân tải trọng và công nhân chèo thuyền nhỏ trên sông không đảm bảo an toàn lao động...

20190416_143506.jpg
Máy hút cát

Chứng kiến cảnh khai thác cát ngang nhiên lộng hành giữa thanh thiên bạch nhật như thế, chúng tôi đã điện báo chủ tịch UBND xã Cư Bông và Cư Giang thì lực lượng Công an xã đã có mặt và lập biên bản về đăng ký tạm trú của công nhân. Còn vấn đề khai thác ăn vào đất hoa màu sâu trong bờ sông, bãi đổ không có trong quy hoạch thì Chủ tịch UBND xã Cư Giang cho biết: “ Chúng tôi đã báo cáo UBND huyện cho phương án giải quyết, việc xử lý như thế nào thì do huyện chỉ đạo”.

Và vài ngày sau, chúng tôi đến hiện trường thì thấy tình trạng này vẫn đâu vào đấy, thậm chí khai thác rầm rộ hơn.

20190416_143110.jpg
Nhiều khu vực đất nông nghiệp của người dân bị khai thác thành cái hố sâu để lấy cát

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Trần Văn Sỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk cho hay: “Hiện chúng tôi đã nắm được thông tin này và đang xác minh để tham mưu cho UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí sau khi có kết quả xử lý”.

Tình trạng khai thác cát gây sạt lở nhiều đoạn bờ sông làm mất đất canh tác, gây ô nhiễm môi trường khiến cho người dân hết sức bất bình. Sự việc trên đã diễn ra thời gian dài không biết chính quyền địa phương có biết hay không mà để các tổ chức, cá nhân hoành hành.

Báo Kinh tế Nông thôn tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc./.

Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top