Thời gian vừa qua, người dân thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái đã nhiều lần phản ảnh tình trạng ô nhiễm do Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành - Yên Bái gây ra, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bà con trong vùng.
Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân vi sinh thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và năng lượng Nam Thành - Yên Bái là một trong những công ty chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2014, theo mô hình Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành - Ninh Thuận, có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, địa phương đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải thì việc xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành - Yên Bái là hoàn toàn đúng đắn. Không những giải quyết được vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường mà còn tạo việc làm cho người lao động, góp phần an sinh xã hội.
Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành - Yên Bái ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bà con trong vùng.
Tuy nhiên, sau khi nhà máy đi vào hoạt động, rác thải xử lý bị ứ đọng, nhiều ruồi nhặng và bốc mùi hôi thối. Trong khi đó nhà máy chỉ cách khu dân cư 200m nên những hộ dân sống quanh đây chịu đủ những thứ ô nhiễm từ nhà máy. Người dân phản ánh: “Phân vi sinh do Công ty sản xuất ra không phù hợp với cây nông nghiệp địa phương, nhà máy còn thường xuyên mang rác ra ngoài sườn đồi đốt suốt ngày đêm, gây mùi hôi thối. Người lớn chúng tôi còn cảm thấy khó thở chứ chưa nói đến trẻ con. Mỗi khi trời mưa xuống, nước thải chảy lênh láng, còn những hôm trời nắng to, mùi hôi thối bốc lên không thể chịu nổi, nhưng biết kêu ai bây giờ, làm đơn khiếu nại nhiều lần nhưng lại đâu vào đấy”.
Về phía chính quyền địa phương, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thiêm, Chủ tịch UBND xã Văn Tiến, TP Yên Bái. Ông Thiêm cho biết, UBND xã cũng đã nhiều lần nhận được đơn thư khiếu nại của nhân dân trong xã về việc này. Tuy nhiên việc gặp lãnh đạo Nhà máy là rất khó khăn, đa phần phải nhờ sự can thiệp của UBND Thành phố. Quan điểm của UBND xã cho rằng, Nhà máy hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân xung quanh, đặc biệt hơn còn tình trạng đốt rác bên ngoài và chôn lấp gây phát tán khí thải, khói bụi độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Nhà máy thường xuyên mang rác ra ngoài sườn đồi đốt suốt ngày đêm, gây mùi hôi thối.
Theo ghi nhận của phóng viên vào chiều ngày 31/5/2016, khu vực trong và ngoài Nhà máy bốc mùi hôi thối nồng nặc, rác thải đổ tràn lan, nước thải từ rác rỉ ra trong khu vực xử lý rác bốc mùi, khói bụi từ việc đốt rác bốc lên nghi ngút, trong khi lò đốt của Nhà máy không hoạt động. Ông Trần Đình Bính - Giám đốc Nhà máy phân trần, lò đốt ngưng hoạt động vì đang trong quá trình bảo trì và việc xử lý rác thì phỉa có mùi. (Theo ghi nhận của phóng viên thì thời điểm đó không có thợ nào đang sửa chữa lò đốt).
Liên hệ với lãnh đạo UBND TP. Yên Bái tìm hiểu rõ hơn về sự việc thì lãnh đạo thành phố đề nghị gặp đồng chí Trưởng Phòng Quản lý đô thị, những vị Trưởng phòng này báo bận.
Tìm hiểu phóng viên được biết, hàng năm kinh phí môi trường do nhân dân đóng góp, tiền ngân sách của UBND TP.Yên Bái bỏ ra là rất lớn để Công ty Nam Thành thu gom, xử lý rác thải, tạo một môi trường xanh sạch đẹp.
Tuy nhiên, có hay không tình trạng đốt, chôn lấp, xử lý rác không đúng quy định của Công ty Nam Thành - Yên Bái? Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Yên Bái cần khẩn trương kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà máy để giải đáp cho những bức xúc của những người dân địa phương đang hàng ngày, hàng giờ phải chịu cảnh khốn khổ từ sự ô nhiễm mà Nhà máy gây ra.
Nhóm PVPL - KDPL
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.