3 sổ đỏ cho một thửa đất
Trước năm 1993, ông Đàm có mảnh đất rộng 715m2 tại thửa đất số 225, tờ bản đồ số 2 (trong đó có 495m2 đất ở và 220m2 đất vườn). Sau đó, ông Đàm nhờ ông Ngô Đức Vinh (cán bộ quản lý ruộng đất UBND xã Yên Từ) chia thửa đất ra cho các con như sau: Ông Trần Văn Bảo 100m2, ông Trần Văn Sơn 144m2, bà Trần Thị Na 144m2; diện tích còn lại của ông Đàm, 327m2. Việc ông Đàm chia đất cho các con không có văn bản.
Năm 1998, trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của xã Yên Từ, UBND huyện Yên Mô cấp sổ đỏ cho 3 hộ trên cùng thửa đất này bao gồm: Ông Trần Văn Đàm có diện tích 231m2 đất ở, bà Trần Thị Na192m2 đất ở, ông Trần Văn Sơn 192m2 đất ở (thửa 225 thiếu 100m2 đã cắt cho ông Trần Văn Bảo, người con khác của ông Đàm nhưng không chỉnh lý bản đồ).
Ngày 06/3/2001, ông Đàm làm các thủ tục pháp lý chuyển nhượng quyền sử dụng 105m2 đất (trong số 327m2) cho cháu nội Trần Văn Quyền. Ngày 04/4/2001, anh Quyền được UBND huyện Yên Mô cấp sổ đỏ với diện tích trên.
Năm 2007, ông Đàm được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng xây nhà tình nghĩa trên thửa đất đã được cấp sổ đỏ. Tiếp đến, ngày 10/1/2008, ông Đàm lập di chúc thừa kế lại cho người con trai khác là ông Trần Văn Thắng diện tích 131m2, còn lại 100m2 đất dùng để xây nhà thờ khi ông Đàm qua đời. Di chúc lập được ông Trần Ngọc Thiêm, Phó chủ tịch UBND xã Yên Từ xác nhận: “Thời điểm lập di chúc, ông Đàm có đủ năng lực dân sự, nội dung di chúc đọc lại cho ông Đàm nghe và hoàn toàn nhất trí...”.
Sau đó, người con trai thứ 5 của ông Đàm là Trần Văn Sơn từ Đắk Lắk trở về đòi diện tích đất ông Đàm đã cho (đã được Nhà nước cấp sổ đỏ). Nhưng trên diện tích này đã xây dựng ngôi nhà tình nghĩa. Sau khi ông Sơn có đơn khiếu nại gửi chính quyền, ngày 15/10/2009, UBND huyện Yên Mô có Quyết định số 908/QĐ-UBND về việc thu hồi và hủy bỏ 02 sổ đỏ đã cấp cho ông Trần Văn Sơn và bà Trần Thị Na. Lý do mà Quyết định này đưa ra là việc UBND huyện Yên Mô cấp 2 sổ đỏ nêu trên là không đúng quy định của pháp luật.
Lấy lý do bận việc, ông Vũ Quốc Thanh đã không tiếp tục làm việc với chúng tôi, mà bàn giao cho ông Lê Văn Huân (ảnh), Phó chủ tịch UBND huyện. Tuy nhiên, ông Huân có thái độ không hợp tác, thậm chí còn ra lệnh cho cấp dưới lập biên bản thu máy ảnh và có lời lẽ đe dọa phóng viên. Việc này đã vi phạm khoản 4, Điều 5, Luật Báo chí. |
Tiền hậu bất nhất
Chẳng hiểu vì lý do gì mà đến ngày 15/7/2010, UBND huyện Yên Mô lại ra Quyết định số 505/QĐ-UBND với nội dung hoàn toàn ngược lại Quyết định 908: Quyền sử dụng đất của ông Trần Văn Sơn và bà Trần Thị Na được xác lập sử dụng diện tích đất ở hợp pháp tại vị trí thửa 225, tờ bản đồ số 02 là có cơ sở pháp lý từ năm 1993.
Giải thích sự việc một thửa đất mà có đến 3 sổ đỏ, tại Quyết định số 505/QĐ-UBND, ngày 15/7/2010, do Chủ tịch UBND huyện Vũ Quốc Thanh ký đã đổ hết lỗi cho cấp dưới. Theo quyết định này, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính để cấp sổ đỏ, UBND xã Yên Từ đã không xác định cụ thể mốc giới sử dụng đất của 3 hộ, không trừ diện tích đường đi cho bà Na để chỉnh lý biến động, không cắt trích vị trí trên bản đồ địa chính. Quyết định này thừa nhận: Căn cứ vào hồ sơ địa chính năm 1998, UBND huyện đã cấp sổ đỏ cho 3 hộ trên cùng 1 thửa đất số 225, tờ bản đồ số 02, không thể xác định mốc giới của từng hộ.
Trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Thanh nêu ra lý do là: “Do bận nhiều việc và thời điểm đó (2008 - PV), sổ đỏ của dân chất khoảng nửa gian nên không thể kiểm tra được”.
Rõ ràng, sự tắc trách của cán bộ xã Yên Từ và huyện Yên Mô để xảy ra sai phạm trong việc cấp sổ đỏ dẫn đến tranh chấp đất đai kéo dài cần sớm được nghiêm túc rút kinh nghiệm, có hình thức xử lý thỏa đáng.
Duy Phong - Lã Tài
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.