Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2022 | 13:29

Bắc Giang ban hành Chương trình hành động nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Mới đây, tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU để thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình hành động nhằm quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của các cấp, các ngành, các địa phương, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ tỉnh, sự đồng thuận trong Nhân dân nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 19-NQ/TW đã đề ra.

Theo đó, Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2030, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, ổn đinh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế từng vùng, địa phương, tổ chức các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Đến năm 2030, Bắc Giang phấn đấu có thêm từ 1 - 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch.

Phấn đấu có thêm từ 1 - 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân đạt từ 2-3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 8,6 - 9%/năm. Toàn tỉnh có khoảng 350 sản phẩm OCOP, trong đó có 04 sản phẩm đạt 5 sao. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 95%, trong đó 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 8/9 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 88,9%), trong đó phấn đấu có 3 huyện (chiếm 37,5%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến năm 2030 phấn đấu tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 90%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn 18%; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 15.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 37%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt trên 90%.

Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm, đến năm 2030 còn dưới 1%, trong đó các xã đặc biệt khó khăn còn 6%.

Tầm nhìn đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn theo hướng hiện đại, rác thải các bon thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với chế biến và bảo quản nông sản hiện đại; có nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh tiêu thụ và xuất khẩu thuận lợi, đem lại giá trị thu nhập cao. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, con người Bắc Giang; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.

Để thực hiện được mục tiêu, Chương trình đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp gồm: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp hiện quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng nông thôn. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa. Tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.

Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Chủ động hội nhập hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở nông thôn...

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top