Ngày 17/11, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị quán triệt một số nội dung trọng tâm và các chương trình chuyên đề thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 6 chương trình chuyên đề gồm: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Chương trình phát triển du lịch nông thôn; Chương trình chuyển đổi số; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; Chương trình khoa học và công nghệ; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 cần được rà soát kỹ lưỡng và bám sát mục tiêu trong quá trình triển khai do có sự khác biệt rất lớn so với giai đoạn trước.
“Tinh thần của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 phải hướng đến việc hỗ trợ xây dựng, nhân rộng những mô hình nhỏ nhất, đơn giản nhất nhưng mang lại hiệu quả, thực chất, sát thực tiễn cho cộng đồng dân cư nông thôn. Đồng thời, cần nâng cao, khuyến khích quản lý cộng đồng, phát huy tính cộng đồng trong quản lý”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Hội nghị quán triệt một số nội dung trọng tâm và các chương trình chuyên đề thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 ngày 17/11. Ảnh: Phạm Hiếu.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, trong giai đoạn tới, Chương trình MTQG xây dựng NTM không cần xây dựng từng mô hình OCOP riêng lẻ mà cần tính đến những giải pháp hỗ trợ tiếp theo để phát huy những hiệu quả đã đạt được.
Theo Thứ trưởng, hiện nay, Chương trình OCOP cần được triển khai, phát triển theo chuỗi từ vùng nguyên liệu đến khâu thu hoạch, cơ sở chế biến, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm… để có thể quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
“Ngoài ra, Chương trình OCOP trong giai đoạn tới cũng cần siết chặt quản lý, quảng bá thương hiệu tiêu chuẩn OCOP. Đó đều là những vấn đề quan trọng mà Chương trình OCOP phải quan tâm trong thời gian tới. Nếu quản lý không chặt chẽ, thương hiệu sản phẩm OCOP hoàn toàn có thể sụp đổ do không đảm bảo chất lượng”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh tập trung nhiều vào nhóm rau củ quả.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị các cấp quản lý địa phương, ngay cả cấp xã, phường cũng cần quan tâm đến quản lý chất lượng, quảng bá sản phẩm OCOP. Các địa phương cần phân cấp xuống các địa phương để nâng cao chất lượng, quản lý hiệu quả, tránh chạy theo số lượng, hình thức mà cần tập trung theo chất lượng và hiệu quả.
Ngoài ra, Thứ trưởng cho rằng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới các địa phương cũng cần tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh, thành triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 một cách rõ ràng, tránh để thiếu nguồn lực và chồng chéo với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.