Trước tỷ lệ lao động trẻ em ở nông thôn, làng nghề, trẻ em miền núi... đang là thực trạng đáng báo động hiện nay. Để giải quyết tình trạng lao động trẻ em bị sử dụng trái pháp luật, cần có những giải pháp thích hợp.
500.000 trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm
Lao động trẻ em là một thực trạng diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, chỉ khác nhau về mức độ. Việt Nam hiện ghi nhận được tới 1 triệu trẻ em dưới 17 tuổi đang phải lao động trái pháp luật, chiếm 5,3% tổng số trẻ em trong cả nước. Trong đó có hơn 500.000 trẻ em phải làm việc trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tình trạng này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển tâm lý của trẻ, hạn chế các cơ hội học tập của các em và ảnh hưởng đến cơ hội việc làm bền vững của các em. Dù đây vẫn là vấn đề lớn, nhưng kết quả này đã là nỗ lực không ngừng của Việt Nam. Cách đây 10 năm, con số này là gần 10%, tức là khoảng 2 triệu trẻ phải lao động trái pháp luật.
Việt Nam đang trong quá trình phấn đấu sau 2 năm nữa, đưa tỉ lệ lao động trẻ em xuống chỉ còn khoảng 4%. Thế nhưng, để đạt được mục tiêu này còn rất nhiều việc phải làm vì đang có 15% trẻ em phải lao động trái pháp luật là tới các thành phố lớn làm việc, còn lại tập trung ở vùng nông thôn, với công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, hoặc công nghiệp- xây dựng. Và đâu đó vẫn còn nhiều góc khuất. Việc lựa chọn đi làm sớm để phụ giúp gia đình là câu chuyện của nhiều trẻ em, đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn. Mặc dù, giá trị đóng góp của lao động trẻ em không cao, nhưng hậu quả do thực trạng này lại kéo dài. Và đó chính là vòng luẩn quẩn kéo dài của đói nghèo, lạc hậu.
Trẻ em ở Nghệ An giúp gia đình thu hoạch lúa. Ảnh: Mỹ Hà
Đối với trẻ em ở nông thôn, nhất là ở vùng sâu vùng xa, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều em phải bỏ học đi làm để kiếm tiền giúp gia đình. Thế nhưng ở thành phố, cũng có một "kiểu" lao động trẻ em đang khá là thịnh hành đó là KOL trẻ em, những người nổi tiếng nhí, trẻ em có tầm ảnh hưởng để quảng cáo sản phẩm.
Bà Lê Hồng Loan - Trưởng chương trình về bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thì cho rằng: "Thực tế các vụ việc sử dụng LĐTE ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều. Tình trạng sử dụng lao động trẻ em ở khu vực phi chính thức như: Làng nghề; làm dịch vụ du lịch; giúp việc gia đình... diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự tách bạch rõ ràng về vấn đề lao động trẻ em, với học nghề hay LĐTE với lao động vị thành niên, nên nhiều cơ sở vẫn nhập nhằng sử dụng LĐTE".
Tỷ lệ lao động trẻ em ở khu vực nông thôn (14%) cao gần gấp ba lần khu vực thành thị (5%). Nguồn: vnexpress.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, vẫn còn tình trạng sử dụng LĐTE trong lĩnh vực ngư nghiệp, đánh bắt thủy hải sản: "Trong thời gian qua Hiệp hội Thủy hải sản Việt Nam đã thực hiện truyền thông về các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp và không sử dụng LĐTE. Đặc biệt, trong năm, Hiệp hội cũng tổ chức các hội thảo lồng ghép nội dung và 2 khóa đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản về thực hiện các quy định về LĐTE trong chuỗi cung ứng thủy sản tại Kiên Giang và Nha Trang cho hơn 100 học viên đến từ hơn 50 đơn vị".
Ông Nam cũng hy vọng thời gian tới Chính phủ, Bộ LĐTBXH tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về LĐTE để vừa đáp ứng yêu cầu của các công ước, các FTA thế hệ mới, các tiêu chuẩn lao động quốc tế, các quy định của ILO và luật pháp quốc tế. Từ đó tạo điều kiện cho các em học tập mà vẫn tham gia lao động trong khả năng của mình, giúp cộng đồng doanh nghiệp có nguồn nhân lực phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó kiến nghị Chính phủ sớm ban hành các danh mục công việc và vị trí việc làm có thể cho phép sử dụng lao động từ trên 15 - 18 tuổi theo Bộ luật Lao động mới 2019.
Làm việc nặng nhọc, nguy cơ bị bạo hành
Thực tế, năm 2020 tại Bắc Ninh, dư luận xã hội đã ghi nhận rất nhiều vụ xâm hại, bạo hành trẻ em có liên quan đến việc sử dụng LĐTE. Cụ thể, vụ cậu bé Trương Quang Duy, 15 tuổi ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi bị chủ quán bánh xèo miền Trung ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh bạo hành (Ngoài Duy, còn có Đức cũng là một trường hợp bị đối xử tồi tệ). Trong khoảng thời gian 2 tháng làm việc ở đây là những chuỗi ngày kinh hoàng của Duy, khi bị ép làm việc nhiều giờ, bị đánh đập, thậm chí bỏ đói và hứng chịu những trận đòn roi như thời trung cổ. Liên quan đến vụ việc này, Công an huyện Yên Phong đã nhanh chóng làm rõ và ra lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 34 tuổi ở huyện Nghĩa Tư, tỉnh Quảng Ngãi, chủ quán bánh xèo miền Trung ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong về hành vi “Hành hạ người khác”.
Bé trai bị bạo hành ở Bắc Ninh. Ảnh VTC News
Tương tự, 1 vụ án cùng tính chất là bạo hành người lao động nhỏ tuổi, xảy ra tại Cà Mau cách đây 13 năm, nạn nhân là cậu bé Hào Anh bị đánh đập, tra tấn như thời trung cổ vì bị ép làm việc khi mới chỉ đủ 14 tuổi... Tuy nhiên nhắc về Hào Anh, bên cạnh nỗi xót thương đối với 1 cậu bé bị đánh đập thì người ta còn vô cùng tiếc nuối bởi sau đó, Hào Anh đã sa ngã vào nhiều lỗi lầm.
Cậu bé Hào Anh thời điểm được giải cứu khỏi trại tôm với thương tích trên cơ thể
Đáng buồn, trường hợp của em Trương Quang Duy và Hào Anh lại một lần nữa cảnh báo tình trạng lạm dụng lao động trẻ em và đâu đó vẫn còn có những đứa trẻ không được bảo vệ.
Vì sao nhà nước có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và có đến 17 cơ quan chức năng có trọng trách bảo vệ trẻ em nhưng vẫn xảy ra những vụ việc xâm hại đau lòng?
Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cam kết thừa nhận tính pháp lý về các quyền trẻ em.
Bằng chứng là Việt Nam sớm có Luật quốc gia cam kết thực hiện Công ước quyền trẻ em (Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, năm 2004) theo Luật pháp Việt Nam thì Quyền trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước.
Thế nhưng, đáng buồn tình trạng trẻ em đang bị xâm hại, bạo hành, là nạn nhân của những vụ án rúng động dư luận là vấn nạn nhức nhối chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Thờ ơ với nạn bạo hành
Dù tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại, ngược đãi liên tiếp xảy ra trong thời gian qua nhưng công tác phát hiện, báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng không được các địa phương nắm bắt do thiếu đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bà Lê Thị Phương Nam, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - cho biết: Tính đến tháng 6-2013, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em thôn, ấp bản là 61.794 người nhưng đa phần chỉ làm công tác kiêm nhiệm nên việc đôn đốc, thúc đẩy thu thập thông tin về trẻ em còn hạn chế.
Ngoài ra, hệ thống tư pháp của nước ta hiện nay mới chỉ chú trọng phòng ngừa, xử lý trẻ em vi phạm pháp luật chứ chưa quan tâm tới vấn đề khác liên quan như trẻ em là nạn nhân, nhân chứng, biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tham gia tố tụng, chưa có tòa án riêng cho đối tượng trẻ em và người chưa thành niên… Chính những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng tới quá trình tố giác, xử lý và hỗ trợ các vụ việc liên quan đến trẻ em.
Ông Đặng Hoa Nam, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc các vụ xâm phạm, bạo hành trẻ em được phát hiện chậm và xử lý chưa kịp thời là do quan niệm về xâm hại, bạo hành trẻ em chưa rõ ràng. Ông Đặng Hoa Nam, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, nhìn nhận: Ở các nước phương Đông (đặc biệt là Việt Nam) thì quan niệm sử dụng vũ lực, kỷ luật để dạy con là điều rất bình thường. “Ai cũng nghĩ vậy nên các vụ việc bạo hành với trẻ em xảy ra ngay trước mặt, được nhiều người biết nhưng lại không ai báo cáo với cơ quan chức năng.
Chỉ những trường hợp vi phạm về thân thể dẫn đến thương tích bên ngoài mới được các cơ quan truyền thông phát hiện và thông tin, sự việc mới được xử lý. Do đó, điều cần thiết để hạn chế nạn bạo hành trẻ em là phải thay đổi quan niệm về sử dụng hành vi bạo lực đối với trẻ em, nhất là các nơi thuộc vùng sâu, vùng xa”.
Thách thức đối với xoá bỏ lao động trẻ em
Trong một bản báo cáo chung, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố, trên thế giới có 160 triệu trẻ em là đang phải lao động kiếm sống và 9 triệu em khác đang gặp rủi ro do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong đó, trẻ em ở độ tuổi 5-11 phải tham gia lao động đang có xu hướng tăng lên; số trẻ ở độ tuổi 5-17 tuổi làm công việc độc hại tăng từ 6,5 triệu (năm 2016) lên 79 triệu. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 khiến cho trẻ em có nguy cơ phải làm việc nhiều, trong điều kiện xuống cấp, thậm chí là bị bóc lột do thu thập của gia đình bị ảnh hưởng, cha mẹ bị mất việc làm.
Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia đang phát triển đã thực hiện điều tra quốc gia về lao động trẻ em (năm 2012 và năm 2018). So sánh hai kỳ khảo sát này, toàn cảnh về lao động trẻ em ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể. Khảo sát năm 2018 cho thấy lao động trẻ em đã giảm từ 9,6% xuống còn 5,3% (thấp hơn khoảng 2% so với tỉ lệ trung bình của khu vực châu Á và Thái Bình Dương). Trong số hơn 1 triệu lao động trẻ em thì có tới 63% trẻ em được tiếp cận giáo dục (tăng gần 20 % so với năm 2012); 51,2% trẻ từ 15 đến 17 tuổi; trẻ em trai chiếm 59%, trẻ em gái chiếm 41%; chủ yếu các em sinh sống ở nông thôn (84%).
Ở Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, lao động trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu thuộc khu vực kinh tế không chính thức nên khó phát hiện, kiểm soát và xử lý; 50,4% lao động trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bỏ học hoặc chưa từng đi học chiếm 50%.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: vnexpress.
Nguyên nhân chủ yếu của lao động trẻ em vẫn là tình trạng nghèo. Hầu hết các em đều thuộc hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp, không ổn định hoặc gia đình dễ bị tổn thương như ly hôn, cha, mẹ mắc tệ nạn xã hội, khuyết tật, di cư… Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế hay trở thành lao động đã tạo ra rào cản khiến trẻ khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục.
Nhận thức của cha mẹ, gia đình và của chính trẻ em về giá trị của học tập để có công việc phù hợp và thu nhập bền vững sẽ quyết định việc để trẻ vượt qua khó khăn kinh tế, tiếp cận giáo dục hay từ bỏ việc học, trở thành lao động trẻ em vì lợi ích kinh tế trước mắt. Bên cạnh đó, nhận thức về lợi ích kinh tế cũng khiến trẻ em phải làm việc để tạo thu nhập dù gia đình không phải là hộ nghèo. Điều này tạo ra nguy cơ bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái.
Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 dẫn tới lao động trẻ em trên thế giới có xu hướng gia tăng. Theo cảnh báo của tổ chức ILO và UNICEF thì năm 2022 có thể tăng thêm 9 triệu lao động trẻ em. Dịch bệnh làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, đe dọa sinh kế của người dân, làm giảm thu nhập và mất việc làm; nhiều trẻ em phải lao động để phụ giúp gia đình.
Rõ ràng, sinh kế, nhận thức là căn nguyên dẫn đến vấn đề lao động trẻ em. Vì vậy, ngăn chặn, xóa bỏ lao động trẻ em phải gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm, duy trì thị trường lao động bền vững để các bậc cha mẹ có thu nhập ổn định, không bắt con lao động sớm.
Với các gia đình có nguy cơ hoặc đã có lao động trẻ em, các ngành các cấp cần có chính sách hỗ trợ kịp thời như cho vay vốn, dạy nghề... tạo "cần câu" để họ tự vươn lên phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống. Muốn thay đổi nhận thức của người dân, phải bắt đầu từ mỗi gia đình, phụ huynh, chủ sử dụng lao động.
Nỗ lực của Việt Nam trong việc kéo giảm tình trạng lao động trẻ em
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ nhằm bảo vệ trẻ em và giảm thiểu lao động trẻ em. Một trong những biện pháp hiệu quả là hợp tác quốc tế.
Các dự án hợp tác quốc tế này tập trung giải quyết nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng lao động trẻ em - đó là nghèo đói. Hỗ trợ sinh kế cho các gia đình dễ bị tổn thương hay định hướng nghề nghiệp để trẻ tham gia lao động một cách phù hợp và an toàn, theo đúng quy định của pháp luật.
Gần 6000 em tại 3 tỉnh thành phố là lao động trẻ em hoặc có nguy cơ trở thành lao động trẻ em đã được hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề. 1600 hộ gia đình được hỗ trợ cải thiện sinh kế.
Việt Nam đã, đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa việc sử dụng lao động trẻ em để bảo vệ thế hệ tương lai.
Đó là kết quả sau 8 năm thực hiện dự án hỗ trợ kĩ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu Lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE) do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam thực hiện.
Mô hình sinh kế được triển khai tại các địa phương có tỉ lệ cao trẻ em tham gia lao động - để ngăn ngừa việc gián tiếp thúc đẩy trẻ em đi làm sớm. Trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái là nhóm đối tượng có nguy cơ bỏ học cao hơn các nhóm trẻ em khác do hủ tục tảo hôn, gia cảnh khó khăn, bạo lực gia đình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy Ban dân tộc đã phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO triển khai dự án "Chúng tôi có thể" tại 3 tỉnh là Hà Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng, và sẽ có thêm Cao Bằng và Kon Tum.
Sau hơn 2 năm thực hiện, hơn 16 ngàn học sinh dân tộc thiểu số đã tiếp tục được đi học. 4.500 phụ huynh là bà con dân tộc thiểu số đã hiểu hơn về tầm quan trọng của giáo dục với con em mình.
Trong hơn 3 thập niên qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu rất lớn về xóa đói giảm nghèo, nhờ đó, tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam thấp hơn 2% so với trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nỗ lực của Việt Nam trong việc kéo giảm tình trạng lao động trẻ em đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cũng vừa đã có đánh giá tích cực.
Nỗ lực của Việt Nam vì một Thế giới không lao động trẻ em
Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990.
Việt Nam đã và đang cam kết thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề lao động trẻ em thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách.
Kết quả của nỗ lực này là trong số 1 triệu lao động trẻ em, đã có 63% trong số này đã được tiếp cận giáo dục, tăng 20% so với giai đoạn 2012 trở về trước.
Để xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em, đòi hỏi phải có nỗ lực liên tục, lâu dài, có sự tham gia của nhiều chủ thể, từ Nhà nước, cộng đồng, cho đến gia đình, các bậc cha mẹ và bản thân trẻ em.
Cùng trao đổi về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.