Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2022 | 9:28

Hà Giang có 37 sản phẩm OCOP được công nhận năm 2022

Sau quá trình đánh giá, thẩm định, chấm điểm nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã trình UBND tỉnh Hà Giang công nhận 37 sản phẩm OCOP năm 2022.

Hà Giang là tỉnh có nhiều tiểu vùng khí hậu, có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm thế mạnh như: cam sành, chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, gạo Già Dui, dược liệu,… Trước đây, khi chưa có Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những sản phẩm này chưa được các địa phương chú trọng, sản xuất nhỏ lẻ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn mác và thị trường tiêu thụ.

Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP của tỉnh Hà Giang năm 2022 đánh giá trực quan các sản phẩm

Khi Chương trình OCOP được triển khai, nhiều sản phẩm của các hợp tác xã đã được nghiên cứu sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và mở rộng thị trường, trong đó có một sản phẩm được tỉnh cấp chứng nhận OCOP đạt 4 sao.

Nhiều sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận chỉ dẫn địa lý. Các sản phẩm OCOP đã và đang tạo ra một diện mạo mới trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, không ngừng gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Hà Giang có 154 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022.

Năm 2022, toàn tỉnh có 154 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Qua xét duyệt, có 53 hồ sơ sản phẩm của 35 chủ thể đủ điều kiện trình hội đồng đánh giá, phân hạng. Trong đó, có 43/53 sản phẩm tham gia mới, 10/53 sản phẩm đánh giá lại. Các sản phẩm đánh giá năm nay thuộc 4 ngành: Thực phẩm (47 sản phẩm); vải và may mặc (1 sản phẩm); đồ uống (3 sản phẩm); du lịch dịch vụ và bán hàng (2 sản phẩm).

Sau quá trình đánh giá, thẩm định, chấm điểm nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã trình UBND tỉnh Hà Giang Quyết định phê duyệt công nhận 37 sản phẩm OCOP năm 2022 (1 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 36 sản phẩm đạt hạng 3 sao). Trong đó, có 28/37 sản phẩm đăng ký mới, 9 sản phẩm đánh giá, cấp lại chứng nhận. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 270 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 – 5 sao. Tuy nhiên có 60 sản phẩm đến 6.12.2022 sẽ hết hạn, không đăng ký đánh giá, cấp lại chứng nhận.

Các sản phẩm đủ điều kiện đánh giá, phân hạng OCOP năm 2022

Từ khi triển khai đến nay, Chương trình OCOP đã phát huy hiệu quả và ngày càng khẳng định thương hiệu, chất lượng, góp phần nâng cao giá trị, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top