Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 2 năm 2024 | 9:21

Hà Tĩnh phân bổ hơn 161,5 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới

Năm 2024, Hà Tĩnh sẽ thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 81 tỷ đồng....

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký ban hành Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2024 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025....

Theo đó, kinh phí để thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho các huyện, thành phố, thị xã là 80,559 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình 5,364 tỷ đồng; xây dựng công trình vệ sinh 7,088 tỷ đồng; xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu 33,3 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông, rãnh thoát nước và kênh mương nội đồng đối với huyện Kỳ Anh, Hương Khê 11,807 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới 23 tỷ đồng. Thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 81 tỷ đồng.

Năm 2024, Hà Tĩnh dành 81 tỷ đồng thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ thực hiện các chính sách trên địa bàn, đồng thời công khai kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách đến tận từng UBND cấp xã; gửi quyết định phê duyệt kế hoạch kinh phí về Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí theo quy định; các địa phương tự đảm bảo kinh phí nếu thực hiện ngoài kế hoạch UBND tỉnh Hà Tĩnh.  Kịp thời triển khai thực hiện kế hoạch các chính sách đảm bảo đúng trình tự, đối tượng, điều kiện và hồ sơ hỗ trợ theo quy định.

UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã thực hiện chính sách đúng quy định. Rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc theo từng lĩnh vực chính sách trong quá trình thực hiện.

UBND các huyện, thành phố, thị xã cần phân loại, xác định cụ thể thẩm quyền xử lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp huyện, xã, tổng hợp vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp tỉnh gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh để chủ trì, phối hợp sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn tháo gỡ, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh để xem xét, xử lý.

Năm 2023, tổng kinh phí để thực hiện chính sách nông thôn mới của tỉnh này là 159,539 tỷ đồng, trong đó, kinh phí theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho các huyện, thành phố, thị xã là 86,039 tỷ đồng; kinh phí để thưởng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 73,500 tỷ đồng.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top