Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 4 năm 2023 | 15:27

Hòa Bình phấn đấu 70% xã đạt chuẩn NTM vào năm 2025

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2025 có 70% xã đạt NTM, 26,4% xã đạt NTM nâng cao, 6,2% xã đạt NTM kiểu mẫu và 50% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Hòa Bình đặt mục tiêu tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống; đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Đoàn của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đi kiểm tra, khảo sát một số điểm khu dân cư NTM kiểu mẫu trên địa bàn xã Thanh Cao (Lương Sơn).

Cụ thể, đến năm 2025, tỉnh phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt trên 70%, tỷ lệ xã NTM nâng cao 26,4%, tỷ lệ xã đạt NTM kiểu mẫu 6,2% và 50% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao ít nhất 1 huyện. Bình quân các xã trong tỉnh đạt 17,0 tiêu chí/xã. Chuẩn hóa từ 80 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trở lên.

Trong giai đoạn này, Hòa Bình xác định, nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. Giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đời sống văn hóa và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng môi trường. Xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới…

Dự kiến tổng nguồn vốn huy động thực hiện trong giai đoạn là 25.000 tỷ đồng,  trong đó nguồn vốn từ ngân sách trung ương khoảng 673 tỷ đồng (chiếm 2,7%), nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn của tỉnh khoảng 1.810 tỷ đồng (chiếm 7,2%), ngân sách địa phương 854 tỷ đồng (chiếm 3,4%). Vốn tín dụng (ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất,...) dự kiến khoảng 19.600 tỷ đồng (chiếm 78,4%). Vốn doanh nghiệp dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng (chiếm 4,0%). Cùng với đó, huy động đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng dự kiến khoảng 1.063 tỷ đồng (chiếm 4,3%).

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top