Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 11 năm 2024 | 10:57

Khó khăn bủa vây người dân miền núi Thanh Hoá (Bài 2): Nước mắt người dân

Những ngày qua, nhiều người dân vùng sạt lở bản Muỗng, xã Trung Xuân luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu, khuôn mặt sầu, rớm lệ vì những khoản nợ vay mượn làm nhà đè nặng lên vai, căn nhà mới còn mùi sơn nồng mà không được ở phải chen nhau trên lán trại tạm bợ sinh sống.

Bài 1: Khó khăn bủa vây

Vòng luẩn quẩn

Ngược tiếp những cung đường đèo núi, chúng tôi trở về bản Muỗng, xã Trung Xuân - vùng đất huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), nơi mà có 38 hộ dân với 166 khẩu đã phải di dời khẩn cấp. Ven theo 2 bên đường, những hộ dân nơi sạt lở đất đã được di dời xuống ở những lán tạm bợ chờ di chuyển đến nơi ở mới.

Dọc về phía những hộ dân ở lâu nay, vết nứt lớn ở đồi gây nhiều vết nứt mới ở trong nhà của các hộ dân, nứt tường nhà, tường rào, đường giao thông nội bản, có những ngôi nhà đẹp khang trang còn đang mùi sơn mới cũng phải cửa đóng then cài, di chuyển xuống vùng lán tạm ở để đảm bảo an toàn.

Ông Hà Văn Niêm, Trưởng bản Muỗng cho biết, ở đồi bản Muỗng này xuất hiện vết nứt từ năm 1979, đến năm 1982 lại xuất hiện vết nứt lớn hơn, năm nào cũng có sự xuất hiện của vết nứt nhẹ trên đồi. Cho đến ngày 6/9/2024 xuất hiện nhiều vết nứt mới rộng, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của các hộ dân.

Nổi lo sạt lở cho dân hiện lên khuôn mặt của người trưởng bản Hà Văn Niêm, bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn, nơi vừa ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Những ngày mất ăn, mất ngủ lo cho dân hiện lên trên khuôn mặt của người trưởng bản Muỗng Hà Văn Niêm, nơi vừa ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

“Hàng năm, bản có làm báo cáo vào mùa mưa gửi các cấp và triển khai mọi phương án ứng phó thiên tai, khí hậu. Tuy nhiên, sự biến động của địa chất ngày càng phức tạp, khó lường làm xáo trộn đời sống của bà con. Mong muốn các cấp chính quyền sớm vào cuộc để bà con khôi phục lại cuộc sống”, ông Niên giải bày.

Theo ông Niên, người dân bản Muỗng sinh sống phụ thuộc vào nông-lâm nghiệp, rất lo cho người dân vẫn phải lên khu vực sạt lở để canh tác, với mong muốn chính quyền các cấp đưa máy về thăm dò địa chất để có phương hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp của người dân.

Đang ngồi thất thần bên căn nhà vừa xây dựng xong 10 ngày thì phải di chuyển khẩn cấp vì nằm trong vùng sạt lở, bà Hà Thị Văn (SN 1973) nước mắt lả chả rơi khi được PV hỏi về căn nhà mới.

Nuốt nước mắt bà Văn kể, gia đình bà thuộc diện trong 17 hộ phải di dời, nhưng chờ đợi mãi vẫn chưa có khu tái định cư, không biết có được di dời hay không, mà căn nhà sản cũ xuống cấp trầm trọng, ở rất nguy hiểm. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, cái ăn còn chưa đủ, được sự vận động và hỗ trợ của Nhà nước 80 triệu đồng, gia đình tôi đã vay mượn ngân hàng 400 triệu và 200 triệu của người thân để xây dựng. Giờ phải di chuyển đi thì không biết lấy gì trả nợ, lấy gì để xây dựng nhà nơi ở mới.

Bà Văn ngồi ở vỉa hè cố gạt những giọt nước mắt lăn trên gò má của mình để chia sẻ cùng phóng viên cái khổ của bà con vùng sạt lở,

Bà Văn ngồi ở vỉa hè cố gạt những giọt nước mắt lăn trên gò má của mình để chia sẻ cùng phóng viên về cái khó của bà con vùng sạt lở.

“Số tiền hỗ trợ của Nhà nước thì vẫn chưa được nhận, dù gánh nợ trên vai, nhưng cũng mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ nơi ở mới để người dân chúng tôi được an toàn, tính mạng con người là quan trọng”, bà Vân phân trần.

Ông Đinh Công Báo, Phó chủ tịch UBND xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn cho biết, hiện tại tỉnh Thanh Hóa đã ban bố tình huống khẩn cấp, chỉ đạo huyện thực hiện phương án, xây dựng đề án sớm cho bà con ổn định cuộc sống.

Phó chủ tịch UBND xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn cho biết, đối với hộ bà Văn thuộc 1 trong 6 hộ trong diện hỗ trợ của Nhà nước đợt này, nhưng do hộ đã tiến hành xây dựng nhà trước, các hộ này xã đã báo cáo lên cấp trên xin hỗ trợ cho các hộ dân.

Tại bản Chà Khót, xã Na Mèo, sau cơn bão số 4, ngày 30/9, tại đồi phía trên bản phát hiện có vết nứt kéo dài từ đầu bản đến cuối bản, chiều dài khoảng hơn 300m, chiều rộng có vị trí hơn 0,7m; có điểm sụt lún sâu hơn 1,5m, khiến cho 14 hộ phải sơ tán khẩn cấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến tất cả các hộ dân trong bản, các điểm trường, nhà văn hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở.

Ông Lương Văn Huân, Chủ tịch xã Na Mèo cho biết, từ năm 2020 - 2024, bản Cha khót đã có 20 hộ được hỗ trợ làm nhà mới và sửa chữa nhà ở từ các Chương trình hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cùng với nguồn vốn vay mượn để hoàn thành căn nhà cho các hộ dân(trong đó: 12 hộ hỗ trợ xây dựng mới, 08 hộ được hỗ trợ sửa chữa).

Do ảnh hưởng của bão và hòa lưu bão đã gây sạt lở làm nứt nền nhà của các hộ dân bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Do ảnh hưởng của bão và hòa lưu bão đã gây sạt lở làm nứt nền nhà của các hộ dân bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn.

Ông Lê Bá Lương, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) cho biết, theo Đề án được duyệt tại Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 01/12/2021, trên địa bàn bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn có 14 hộ dân thuộc diện tái định cư xen ghép.

“Theo quy định, đối với hình thức tái định cư xen ghép, các hộ dân phải tự tìm quỹ đất để thực hiện di chuyển, sau khi di chuyển đến nơi ở mới an toàn, các hộ dân sẽ được UBND huyện thực hiện các thủ tục nghiệm thu và đề nghị hỗ trợ kinh phí theo quy định. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Quan Sơn nói riêng và các huyện miền núi nói chung rất khó khăn về quỹ đất ở, do đó các hộ dân chưa tìm được quỹ đất để thực hiện di chuyển”, ông Lương nhấn mạnh.

Gỡ nút thắt cho địa phương phát triển

Cũng theo ông Niên, ông cũng như rất nhiều hộ dân trong bản lo âu, vì là bản nghèo trong những năm qua được sự hỗ trợ từ Nhà nước, các hộ cũng đã vay mượn nguồn vốn ngân hàng xây dựng căn nhà ổn định để ở, khoản nợ vẫn như còn nguyên vẹn, bây giờ chuyển ra khu tái định cư mới làm sao có thể vay vốn đầu tư xây dựng, ổn định cuộc sống.

Ngôi nhà khang trang của hộ bà Văn vừa xây dựng xong 10 ngay thì phải sơ tán khẩn cấp.

Ngôi nhà khang trang của hộ bà Văn vừa xây dựng xong 10 ngày thì phải sơ tán khẩn cấp.

Phó chủ tịch UBND xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn cho biết, đối với hộ bà Văn thuộc 1 trong 6 hộ trong diện hỗ trợ của Nhà nước đợt này, nhưng do hộ đã tiến hành xây dựng nhà trước, các hộ này xã đã báo cáo lên cấp trên xin hỗ trợ cho các hộ dân.

Theo vị Chủ tịch xã Na Mèo, từ năm 2020 - 2024, bản Chà Khót có 55 hộ, với 220 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm 90%, là bản đặc biệt khó khăn của xã, trước khi cơn bão số 3-4 xuất hiện, bản rất bình yên, không thuộc diện tái định cư vùng sạt lở, lũ quét. Sau khi sự cố xảy ra, chính quyền phối hợp với các đơn vị chức năng đã thực hiện sơ tán các hộ vùng sạt lở đến nơi an toàn. Hiện xã cùng nhân dân làm lán tạm cho các hộ dân sinh sống, chờ khu tái định cư mới để bà con ổn định cuộc sống.

Ngôi nhà của hộ dân được ngân hàng Viettinbank hỗ trợ xây dựng và bàn giao năm 2021 nay cũng phải cửa đóng then cài để sơ tán khẩn cấp.

Ngôi nhà của hộ dân bản Muỗng được ngân hàng Viettinbank hỗ trợ xây dựng và bàn giao năm 2021 nay cũng phải cửa đóng then cài để sơ tán khẩn cấp.

“Các hộ dân ở bản Cha Khót cơ bản là hộ nghèo, hộ cận nghèo nên còn gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Nhà nước, tỉnh có chính sách đặc thù, ngoài  phần hỗ trợ di dời tái định cư theo quy định của nhà nước, cần có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí cho các hộ để các hộ có điều kiện làm lại nhà mới (nhất là các hộ đã làm nhà xây kiên cố)”, ông Huân cho biết thêm.

Theo ông Lê Bá Lương, tình hình thiên tại trong năm qua diễn biến rất phức tạp, gây sạt lở và sụt lún nghiêm trọng tại bản Muỗng (xã Trung Xuân) và bản Chà Khót (xã Na Mèo) huyện Quan Sơn, UBND huyện Quan Sơn đã đề xuất xây dựng khu TĐC tập trung cho các hộ dân.

Quả đồi sạt lở gây ảnh hưởng đến 55 hộ dân tại bản Chà Khót, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ban bố tình huống khẩn cấp.

Quả đồi sạt lở gây ảnh hưởng đến 55 hộ dân tại bản Chà Khót, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ban bố tình huống khẩn cấp.

“Hiện, Chủ tịch UBND tỉnh đã Công bố tình huống  khẩn cấp, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí cho UBND huyện Quan Sơn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”, ông Lương thông tin.

Ông Lương khẳng định, hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đã cập nhật 02 dự án nêu trên vào điều chỉnh Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để có cơ sở cho UBND huyện Quan Sơn đề nghị hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân sau khi thực hiện di chuyển đến nơi ở mới an toàn.

Bài 3: Giải pháp ổn định cuộc sống

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
Top