Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 11 năm 2024 | 21:32

Khó khăn bủa vây người dân miền núi Thanh Hoá (Bài 3): Giải pháp ổn định cuộc sống

Dân đã nghèo, lại là vùng miền núi, địa hình dốc, đời sống bà con còn rất khó khăn việc sắp xếp ổn định ở khu tái định cư vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, vì thế, chính quyền địa phương đã cố gắng đưa ra giải pháp giúp người dân ổn định cuộc sống.

Bài 1: Khó khăn bủa vây 

Bài 2: Nước mắt người dân

Những khó khăn, bất cập tại dự án tái định cư

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn cho biết, thực hiện đề án di dời các hộ dân ra khỏi vùng thiên tai (vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất núi, ven sông suối, ngập lụt sâu nguy hiểm), bố trí lại dân cư vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp chủ động trong phòng chống thiên tai, hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra đối với tính mạng và tài sản của người dân. Việc quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư phù hợp với quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Khu đất đồi cao, dốc, đất thải nhiều gây khó khăn cho việc thực hiện dự án.

Khu đất đồi cao, dốc gây khó khăn cho việc thực hiện dự án.

Việc chậm trễ trong quá trình triển khai ông Sinh lý giải, trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn do hiện trạng khu đất là đồi cao, khối lượng đào nền lớn, kinh phí san lấp mặt bằng lớn, chi phí hỗ trợ theo định mức theo đề án thấp (300 triệu/hộ) không đủ để xây dựng đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong khu tái định cư.

Bên cạnh đó, vướng mắc các quy định về quy hoạch, đất đai và chủ trương đầu tư trong khi đó nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình khu tái định cư thường phát sinh các yếu tố đột xuất, bất ngờ. Một số điểm bố trí dân cư gặp khó khăn về kết nối giao thông, điện sinh hoạt; địa hình khu vực bố trí dân cư khá cao, xa so với trục đường giao thông chính.

Ngoài ra, luôn có sự biến động lớn về số hộ bị ảnh hưởng thiên tai hàng năm (sau khi dự án được phê duyệt) do mưa lũ của các cơn bão gây ra và mở đường xây dựng các công trình, mặt khác có một số hộ dân khi tuyên truyền lập dự án các hộ dân không tự nguyện tham gia do chính sách hỗ trợ của chương trình còn thấp và chưa nhận thức được hết ý nghĩa của việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cư an toàn phòng tránh thiên tai.

Hàng năm đất trên đồi cứ sạt xuống chân nhà gia đình chị Lương Thị Hợp, bản Mìn, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn.

Hàng năm đất trên đồi cứ sạt xuống chân nhà và công trình phụ của gia đình chị Lương Thị Hợp, bản Mìn, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn.

Ông Lê Bá Lương, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) thông tin, Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 01/12/2021, với mục tiêu đến năm 2025, thực hiện sắp xếp, ổn định cho 2.846 hộ dân (trong đó: TĐC xen ghép 1.122 hộ, TĐC liền kề 846 hộ và TĐC tập trung 878 hộ).

Theo ông Lương, trong giai đoạn 2021-2024, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã bám sát mục tiêu nội dung đề án, gắn với tình hình thực tiễn của các địa phương, tham mưu và đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa bố trí kinh phí hỗ trợ cho 234 hộ dân tại các vùng bị ảnh hưởng thiên tai đã thực hiện di chuyển đến nơi ở mới an toàn, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư 17 dự án tái định cư để sắp xếp ổn định cho 556 hộ dân nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cũng theo ông Lương, đa số các hộ dân vùng ảnh hưởng thiên tai là các hộ nghèo, cận nghèo nên việc tự tìm kiếm quỹ đất để thực hiện di chuyển còn khó khăn.

Ngoài ra, quá trình triển khai thực hiện, một số dự án đã gặp một số khó khăn, ảnh hưởng đến tính khả thi và tiến độ thực hiện (như: Địa hình; quỹ đất ở hạn chế; chi phí xây dựng cao; tổng mức đầu tư hỗ trợ cho các dự án theo Kết luận số 590-KL/TU ngày 08/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy không đủ để đầu tư...

Tăng cường sắp xếp ổn định dân cư 

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra của đề án, theo ông Lương, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ chủ trì, tổng hợp báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của các dự án TĐC đã đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định sau khi Đề án được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các dự án sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn các huyện thuộc Đề án.

Cùng với đó, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 590/KL-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 4845/QĐ-UBND của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai để sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mùa mưa bão.

Chị lê Thị Hợp, 40 tuổi tại bản Mìn, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, 5 năm qua sống trong cảnh lo sợ, bởi năm nào đất cũng sạt lở xuống chân nhà.

Chị Lương Thị Hợp, 40 tuổi tại bản Mìn, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, 5 năm qua sống trong cảnh lo sợ, bởi năm nào đất cũng sạt lở xuống chân nhà.

Cũng theo ông Lương, UBND các huyện cần phải tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thiện hạ tầng các dự án sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, đảm bảo hoàn thành các dự án đúng thời gian quy định.

Những lán trại tạm tại bản Muỗng được chính quyền cùng người dân dựng lên ở để chờ khu tái định cư mới.

Những lán trại tạm tại bản Muỗng được chính quyền cùng người dân dựng lên ở để chờ khu tái định cư mới.

“UBND các huyện chủ động rà soát quy mô đầu tư; lựa chọn giải pháp kỹ thuật, phương án bố trí các điểm dân cư phù hợp; ưu tiên lựa chọn các hạng mục thiết yếu, phù hợp với khả năng cân đối vốn để triển khai thực hiện; đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp và lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn để hoàn thiện dự án”, ông Lương nhấn mạnh.

Đối với các hộ dân thực hiện sắp xếp ổn định theo hình thức xen ghép chưa tìm được vị trí để di chuyển, các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát lại quỹ đất để có phương án bố trí, sắp xếp cho các hộ dân.

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
Top