Năm 2024, huyện vùng cao Pác Nặm (Bắc Kạn) vui mừng, phấn khởi với khí thế tự hào khi nhìn lại một năm đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt được kết quả rất đáng trân trọng. Nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống tinh thần vật chất của Nhân dân tiếp tục nâng lên, quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Năm 2023, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ về nhiều mặt của các sở, ban, ngành của tỉnh, cùng với sự quyết tâm của hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Pác Nặm tiếp tục đạt được kết quả khá toàn diện trên hầu hết các ngành, lĩnh vực. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Trong tổng số 34 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2023 của Pác Nặm có 29 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch.
Một số chỉ tiêu đạt và vượt cao như: Tổng giá trị sản xuất trên 721 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch; thu ngân sách nhà nước đạt 11,5 tỷ đồng, bằng 103,6% kế hoạch; sản lượng lương thực bình quân ước đạt 500kg/người/năm, đạt 100% kế hoạch; chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế đạt trên 61ha, đạt 122% kế hoạch; diện tích đất ruộng, soi bãi đạt 100 triệu đồng/ha trở lên đạt 61,5ha, đạt 103% kế hoạch; trồng rừng 684ha, đạt 265% kế hoạch…
Lễ hội Mù Là hằng năm được tổ chức tại xã Cổ Linh với những nét đặc sắc riêng của đồng bào dân tộc Mông, thu hút đông đảo người dân đến dự.
Từ nguồn vốn các chương trình MTQG, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các dự án phát triển chăn nuôi như: 02 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm lợn thịt bản địa với quy mô 400 con/chu kỳ sản xuất của 01 dự án; 01 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ gà thịt với quy mô 6.000 con/chu kỳ sản xuất, UBND các xã tiếp nhận và tổ chức thực hiện với 58 danh mục các dự án phát triển sản xuất cộng đồng như: Chăn nuôi trâu, bò sinh sản, vỗ béo; chăn nuôi lợn thịt bản địa, dê... với tổng nguồn vốn thực hiện hơn 96 tỷ đồng.
Nhằm tạo việc làm cho người lao động, huyện Pác Nặm đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài tỉnh chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho 1.739 lao động, đạt gần 134% kế hoạch; tạo việc làm mới tăng thêm cho 560 lao động, đạt 124% kế hoạch. Công tác giảm nghèo được tăng cường chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án, đẩy mạnh phát triển sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Kết quả đánh giá số hộ nghèo giảm 2,68% (từ 52,42% xuống 49,74%). Thực hiện tốt các chế độ chính sách theo quy định, bảo đảm an sinh xã hội...
Theo đồng chí Đào Duy Hưng, Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm: Trong năm 2023, huyện Pác Nặm đã có nhiều cố gắng trên tất cả các lĩnh vực và đạt được kết quả đáng mừng, vững tin bước vào năm mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Pác Nặm cũng còn gặp những khó khăn đã được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ chỉ ra, đó là: Thực hiện tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025 chưa đạt mục tiêu đề ra. Công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi hiệu quả chưa cao, diện tích, quy mô thực hiện còn nhỏ lẻ.
Năm 2024, huyện Pác Nặm đặt ra một số chỉ tiêu như: Phấn đấu tổng giá trị sản xuất đạt 750 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 15 tỷ đồng. Chuyển đổi diện tích canh tác lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao tăng thêm 50ha. Diện tích đất ruộng canh tác đạt 100 triệu đồng trở lên/ha tăng thêm 60ha. Phát triển diện tích cây trồng có lợi thế, giá trị kinh tế 200ha. Tổng đàn đại gia súc trên 20.700 con. Diện tích trồng rừng 200ha. Tạo việc làm mới cho 600 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4% trở lên…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.