Hết năm 2023, Lâm Bình (Tuyên Quang) hoàn thành 86,80km kênh mương bằng vật liệu bê tông thành mỏng đúc sẵn; nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương từ 64,8% (năm 2015) lên 91,9%, tăng 21,7% so với năm 2015.
Với kết quả này, huyện là điểm sáng trong thực Đề án kiên cố hóa kênh mương ở Tuyên Quang.
Kiên cố hóa kênh mương đạt trên 90%
Giờ đây, hệ thống kênh mương nội đồng tại Lâm Bình đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Đây là thành quả đáng ghi nhận của huyện khi triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng… (Đề án kiên cố hóa kênh mương).
Để thực hiện hiệu quả đề án, Lâm Bình đã rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp về kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện. Hàng năm tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, thị trấn chủ động huy động các nguồn lực, tổ chức thi công lắp đặt các tuyến kênh mương theo kế hoạch và nghiệm thu, thanh quyết toán đảm bảo kịp thời, đúng quy định, công bố công khai các khoản huy động đóng góp của Nhân dân.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ hàng năm, giai đoạn về trình tự, thủ tục, hồ sơ kiên cố hóa kênh mương, thi công lắp đặt cấu kiện kênh bê tông đúc sẵn tại các xã, thị trấn đảm bảo theo hướng dẫn của các sở, ban, ngành; phối hợp với các Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra kết quả thực hiện để kịp thời khắc phục thiếu sót, tồn tại, hạn chế nếu có.
Hết năm 2023, Lâm Bình đã hoàn thành kiên cố hóa 86,80km kênh mương bằng vật liệu bê tông thành mỏng đúc sẵn, đạt 83,2% kế hoạch giai đoạn.
Kết quả, hết năm 2023, Lâm Bình hoàn thành kiên cố hóa 86,80km kênh mương bằng vật liệu bê tông thành mỏng đúc sẵn, đạt 83,2% kế hoạch giai đoạn 2016-2025; nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương từ 64,8% (năm 2015) lên 91,9%, tăng 21,7% so với năm 2015; góp phần đưa tổng số xã đạt tiêu chí thủy lợi theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới lên 9/9 xã, tăng 3 xã so với năm 2015.
Tổng nguồn lực thực hiện từ năm 2016 đến năm 2023 là 81.507,95 triệu đồng, đạt 95,9% mục tiêu vốn theo Đề án được phê duyệt. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 64.660,26 triệu đồng; Nhân dân đóng góp 16.847,69 triệu đồng. Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, tham gia đóng góp 20,7 tấn xi măng, 67.157 ngày công lao động, 600m2 đất... để thực hiện kiên cố hóa kênh mương.
Người dân hưởng lợi
Giờ đây, các tuyến kênh mương đưa vào sử dụng góp phần giảm thất thoát nước tưới, nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Lâm Bình.
Trao đổi với phóng viên, ông Lý Văn Lâm, Phó chủ tịch UBND thị trấn Lăng Can cho biết: Trước đây, nguồn nước không đảm bảo nên sản xuất bị gián đoạn, dẫn tới năng suất bị ảnh hưởng. Một số tuyến kênh không có kinh phí đầu tư nên diện tích tưới tiêu ở một số cánh đồng chưa đảm bảo. Khi triển khai đề án, được các cấp, các ngành quan tâm, sự ủng hộ, đồng tình cao của Nhân dân, thị trấn đã hoàn thành 26,5km kênh mương nội đồng. Giờ đây, các tuyến mương chính được lắp đặt kiên cố, cơ bản đảm bảo nước tưới phục sản xuất.
Bà Chúc phấn khởi bởi hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa, tạo thuận lợi cho tưới tiêu, sản xuất.
Bà Hỏa Thị Chúc, tổ dân phố Bản Khiển (thị trấn Lăng Can) chia sẻ, gia đình về đây tái định cư năm 2005. Những năm chưa có hệ thống kênh mương, lấy nước sản xuất rất khó khăn, một phần lấy từ nước mưa, phần lấy nước qua mương đất. Bà con còn phải ngủ ở ruộng để tranh thủ lấy nước. Bây giờ được Nhà nước hỗ trợ, nước về tới tận ruộng, thuận tiện cho việc sản xuất.
Ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, cho biết: Các khu sản xuất nông nghiệp ở Lâm Bình không tập trung, địa hình dốc, thi công xây dựng gặp nhiều khó khăn. Việc huy động nguồn lực của Nhân dân cũng hạn chế hơn các huyện khác vì bà con thu nhập chưa cao. Tuy nhiên, năm nào huyện cũng thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Hệ thống giao thông nội đồng và giao thông nông thôn cơ bản đã hoàn thiện.
“Giờ đây, hệ thống hạ tầng tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất cũng như luân chuyển, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực. Bê tông hóa nội đồng gắn với kênh mương nên tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu nâng cao năng suất cây trồng. Từ đó, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa nhanh hơn, đúng hướng hơn. Thông qua việc Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân cùng làm, cộng đồng có trách nhiệm trong việc duy tu, bảo vệ công trình kênh mương”, ông Trung cho biết thêm.
Nhiều bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương, Lâm Bình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm. Trong đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thông báo rộng rãi cho Nhân dân để bà con nắm được chủ trương, mục đích, hiệu quả của chương trình, phương thức thực hiện, nhằm tạo nên sự đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm triển khai thực hiện qua tham quan học tập thực tế tại các địa phương làm tốt; tuyên truyền việc thực hiện với lồng ghép triển khai các nội dung của các chương trình mục tiêu có liên quan khác để làm cơ sở nhân rộng.
Bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình phải thường xuyên được rà soát, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động, phân công, quy trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên; quan tâm công tác cán bộ, lựa chọn đội ngũ cán bộ tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm.
Quá trình triển khai thực hiện cần có sự quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong công tác tham mưu, hướng dẫn, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và khắc phục các tồn tại ở cơ sở. Đặc biệt, phải thực hiện công bố công khai kế hoạch huy động, tổ chức thực hiện và kết quả đầu tư để Nhân dân biết, dân bàn..., tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia quản lý, giám sát theo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Định kỳ hàng tháng, quý tổ chức họp và kiểm tra, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện thực tế tại cơ sở để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Kiên cố hoá kênh mương nội đồng nhận được sự đồng tình hưởng ứng và tham gia tích cực từ các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Lâm Bình.
Trao đổi thêm về cách làm mới, sáng tạo trong thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương, ông Trung cho biết, trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân cùng làm, trước hết cần phát huy tinh thần của cộng đồng, phải đưa ra các kế hoạch hết sức cụ thể, công khai ủng hộ về nhân công, vật liệu (nếu có), bố trí máy móc..., để thi công làm sao đồng bộ, đảm bảo chất lượng. Đồng thời kêu gọi lực lượng xung kích, tình nguyện của các tổ chức xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tham gia. Gắn hoạt động triển khai đề án với hoạt động của cán bộ, đảng viên tham gia 3 cùng với Nhân dân, ưu tiên chọn các đầu điểm giúp dân làm đường bê tông, kênh mương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.