Năm 2023, huyện Mai Châu (Hòa Bình) đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người từ 51 triệu đồng trở lên; thu ngân sách đạt từ 79,342 tỷ đồng trở lên; giải quyết việc làm mới cho từ 1.000 lao động trở lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,39%/năm trở lên.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song huyện Mai Châu đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện những giải pháp chỉ đạo, điều hành đã đề ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự quyết tâm, đồng lòng của người dân nên năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục được giữ ổn định.
Tổng giá trị sản xuất thực hiện 3.775 tỷ đồng, đạt 100,15% kế hoạch và bằng 115,88% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 1.180,5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31,26%); giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp 1.285 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 34,04%); giá trị sản xuất thương mại, du lịch và dịch vụ 1.310 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 34,7%).
Tổng thu ngân sách 63,903 tỷ đồng, đạt 96,18% so với dự toán HĐND huyện giao. Chương trình xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả tích cực, hết năm 2022 có 07 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 46,67% tổng số xã trên địa bàn huyện; có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; bình quân đạt 16,20 tiêu chí/xã. Trong năm, huyện có 01 khu dân cư kiểu mẫu, 01 vườn mẫu, 01 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao được công nhận.
Những năm qua, huyện Mai Châu tích cực triển khai các giải pháp nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người dân gắn với phát triển du lịch nông thôn.
Năm 2023, Mai Châu đặt mục tiêu, phát triển kinh tế ổn định, bền vững, tạo chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế. Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhân dân các dân tộc để xây dựng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, là năm bản lề thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản xuất (Giá hiện hành) đạt 4.397 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người từ 51 triệu đồng trở lên; thu ngân sách đạt từ 79,342 tỷ đồng trở lên; có thêm 01 xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 35% trở lên; thành lập mới từ 02 HTX trở lên; giải quyết việc làm mới cho từ 1.000 lao động trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,39%/năm trở lên…
Để đạt được mục tiêu nói trên, huyện tập trung khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện. Như: tập trung sản xuất sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển nông nghiệp chất lượng và có giá trị kinh tế cao. Mở rộng diện tích nuôi cá, khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình để tăng thu nhập cho người dân.
Chủ động và triển khai kịp thời kế hoạch thực hiện thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư có năng lực kinh nghiệm, nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển chung của huyện. Đầu tư có trọng điểm để khai thác thế mạnh về du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Tăng cường hoạt động quảng bá du lịch, giới thiệu cảnh quan, giá trị văn hóa dân tộc để thu hút khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại Mai Châu. Huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là Khu du lịch cấp tỉnh Mai Châu, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.