Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 12 năm 2022 | 10:35

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP Bắc Giang (Bài 3): Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Tiếp nối những kết quả đã đạt được, Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 350 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đạt 5 sao. Để tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, tỉnh Bắc Giang xác định sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Bài 2: Kinh nghiệm quý trong thực hiện Chương trình OCOP

Nhiều giải pháp

Ông Nguyễn Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang để làm tốt Chương trình OCOP trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ đổi mới công tác tuyên truyền để cán bộ, người dân, người tiêu dùng hiểu được ý nghĩa, mục tiêu của Chương trình OCOP, qua đó đẩy mạnh sản xuất bền vững, mang lại hiệu quả lâu dài, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thăm các gian hàng tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực của huyện Yên Thế năm 2022.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng chính sách, đề án tốt, phát huy tối đa những lợi thế của mỗi địa phương, mang đặc trưng gắn với văn hóa vùng miền, từ đó sản phẩm dễ dàng đi vào thị trường hơn. Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã, bao bì. Đồng thời, đẩy mạnh công nghệ 4.0 gắn với quy trình sản xuất, cũng như trong việc chấm điểm, phân hạng OCOP, tăng sức cạnh tranh, quản lý sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám Đốc Công ty Cổ phần XNK Thực phẩm Toàn Cầu cho biết, cần tập trung quản lý sát và mạnh mẽ hơn nữa trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly để tạo được vùng sản xuất “mạnh”. Xây dựng các chương trình hỗ trợ trọng điểm, tạo mô hình hiệu quả và lấy đó làm cơ sở để thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu cũng như phát triển kinh tế, tránh hỗ trợ dàn trải, khó mang lại kết quả tích cực theo chiều sâu.

Ông Nguyến Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn giới thiệu về các sản phẩm OCOP của huyện đến các đại biểu, du khách.

Hỗ trợ kinh phí đánh giá GlobalGAP trong thời gian đầu triển khai. Quy hoạch phát triển vùng theo phân khu với từng loại sản phẩm, từng tiêu chuẩn, để tranh việc nhầm lẫn. Ví dự, loại vải phù hợp xuất khẩu do có thời gian bảo quản tốt là quả vải U hồng, cần có kế hoạch tăng diện tích và tăng các mã vùng. Với vải thiều cần đầu tư vào các đề tài nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản phù hợp với các thị trường khác. Với trái bưởi, cần xây dựng mã vùng trồng xuất khẩu Mỹ, nghiên cứu lai tạo để giảm lượng hạt trong bưởi, hiện tại bưởi Bắc Giang đang có bất lợi là hạt to và số lượng hạt nhiều.

Theo ông Triệu Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, thời gian tới sở sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và phát triển sản phẩm OCOP, trong đó tập trung vào các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản và OCOP để phát huy vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc của các chủ thể kinh tế. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, gắn với hoạt động quảng bá, phát triển thương hiệu cho cơ sở, doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh.

Các hội nghị, hội thảo liên quan tới Chương trình OCOP, sản phẩm chủ lực...luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo.

Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý và các đơn vị sản xuất, kinh doanh về sở hữu trí tuệ: phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ mở các khóa đào tạo kiến thức cơ bản và nâng cao từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Nâng cao công tác phối hợp, lồng ghép các chương trình, chính sách của tỉnh, của địa phương để hỗ trợ, phát triển đồng bộ các sản phẩm địa phương; ngành quản lý lĩnh vực cần chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan định hướng xây dựng các đề án phát triển chuỗi ngành hàng cho các sản phẩm của tỉnh để có sự thống nhất trong công tác quy hoạch, phát triển sản xuất và mở rộng thị trường; rà soát các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, tiềm năng, sản phẩm OCOP đề xuất UBND tỉnh thực hiện dự án đầu tư phát triển nâng cao giá trị và tiếp tục bảo hộ đối với các sản phẩm đã được bảo hộ tại một số quốc gia có tiềm năng xuất khẩu.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm và phối hợp của các chủ thể, các bên liên quan tham gia vào các hoạt động quản lý và phát triển nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP; xây dựng hệ thống đầu mối các sở, ngành liên quan và địa phương để hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động tạo lập, quản lý phát triển tài sản trí tuệ và phát triển sản phẩm OCOP, từ đó từng bước hình thành nên mạng lưới hỗ trợ chung của tỉnh.

Trong khi đó, theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, những năm gần đây sở đã tăng cường thực hiện các biện pháp hỗ trợ các DN, HTX đặc biệt các chủ thể có sản phẩm OCOP đổi mới các hình thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Thời gian tới, sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua tất cả các kênh thông tin truyền thông, truyền hình, báo chí và mạng xã hội. Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, thực hiện có trọng điểm, tập trung vào thị trường có thế mạnh. Đẩy mạnh hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm. Tăng cường công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP nói riêng cũng như sản phẩm nông sản khác tiếp cận thương mại điện tử trong thời kỳ mới.

Đưa sản phẩm OCOP lên tầm cao mới

Phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP” diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương nhấn mạnh, Chương trình OCOP là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đây là tiền đề thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn song lại mang đặc trưng rất riêng. Thông qua xây dựng sản phẩm OCOP đã thêm sự gắn kết, phát huy sức mạnh cộng đồng, thiết thực nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân nông thôn; góp phần xây dựng NTM bền vững.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

Ông Dương tỉnh khẳng định, Bắc Giang còn nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển sản phẩm OCOP. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, hình thành chuỗi liên kết sản phẩm OCOP; hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP về nguồn lực, về cơ chế chính sách để tạo điều kiện phát triển; vận dụng hiệu quả linh hoạt các chính sách để hỗ trợ các chủ thể để hoàn thiện sản phẩm như hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, in tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm,... Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.

Các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP tiếp tục quan tâm hoàn thiện bao bì, nhãn mác cho sản phẩm của đơn vị mình, tuân thủ nghiêm các quy định sản xuất an toàn, chất lượng, thường xuyên quan tâm đến việc nâng hạng sao; xác định khi tham gia vào Chương trình OCOP, sản phẩm sẽ được nâng lên tầm cao mới với quy chuẩn, tiêu chí chất lượng tốt nhất, sản phẩm sẽ được gọi tên và mang thương hiệu cụ thể để từ đó có định hướng đúng đắn trong sản xuất cũng như tham gia thực hiện chương trình.

Ông Dương đề nghị, các cơ quan truyền thông tiếp tục phối hợp cùng các sở ngành của tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP để tập trung phát triển các sản phẩm của địa phương.

Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang xác định, tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm cho các chủ thể có sản phẩm OCOP đã được công nhận từ 3 sao trở lên và các chủ thể sản xuất có sản phẩm mới tham gia chương trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng hàng năm.

Bảo tồn, phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, HTX, trang trại, các chủ thể sản xuất OCOP. Phấn đấu phát triển, tiêu chuẩn hoá tối thiểu 25-30 sản phẩm/năm đạt 3 sao trở lên. Đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng trên 350 sản phẩm OCOP, trong đó có khoảng 4 sản phẩm 5 sao; trên 130 sản phẩm 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao.

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nhằm thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch, tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP của tỉnh. Triển khai thực hiện từ 1-3 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch tại các huyện Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế,...

Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Khuyến khích thành lập mới nhiều HTX để tổ chức lại sản xuất, từ đó tạo ra được quy trình chuẩn, sản xuất hàng hoá, quy mô lớn và đảm bảo chất lượng.

Tiếp tục triển khai vận dụng hiệu quả linh hoạt các chính sách để hỗ trợ các chủ thể để hoàn thiện sản phẩm như hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, in tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; phối hợp đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn TMĐT. Hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng, đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua các hội chợ lớn, xây dựng cẩm nang sản phẩm để quảng bá tại các hội nghị xúc tiến cung cầu.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top