Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2023 | 16:8

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang

Đến nay, Bắc Giang có 205 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Từ năm 2019-2022, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ thực hiện các nội dung thuộc chương trình OCOP với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, còn huy động thêm được nguồn lực lớn từ các chủ thể tham gia.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung như: Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia chương trình; tuyên truyền phổ biến chương trình; tư vấn, phát triển sản phẩm; quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP...  

Đến nay, Bắc Giang có 205 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. 

Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), giai đoạn 2019-2022, các huyện, thành phố đã đề xuất tham gia đánh giá, phân hạng gần 300 sản phẩm (bình quân 75 sản phẩm/năm). Các cấp đã tổ chức đánh giá được 250 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 205 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó, có 01 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia (vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân) đã đề nghị Trung ương đánh giá và 01 sản phẩm Du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven của HTX Thân Trường, huyện Yên Thế.

Đến nay, 100% các huyện, thành phố đã có có sản phẩm OCOP được công nhận, nhiều nhất là huyện Lục Ngạn có 31 sản phẩm (10 sản phẩm 4 sao và 21 sản phẩm 3 sao). Với 98 chủ thể tham gia là Hợp tác xã, chiếm 80,3%; 10 doanh nghiệp, chiếm 8,2% và 14 cơ sở sản xuất, chiếm 11,5%.

Các sản phẩm OCOP được công nhận phần lớn là các sản phẩm mang đặc trưng sản xuất của các làng nghề truyền thống, làng nghề như: mỳ Chũ; mỳ Châu Sơn; rượu Vân; bún Đa Mai… bên cạnh các sản phẩm nổi tiếng khác đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: gà đồi Yên Thế; vải thiều Lục Ngạn; vải sớm Phúc Hòa; vú sữa Hợp Đức, mật ong Tây Yên Tử, trà hoa vàng, đông trùng hạ thảo,…

Hiện, một số sản phẩm OCOP mà Bắc Giang có thế mạnh đã đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và có hoạt động xuất khẩu trực tiếp như: Sản phẩm của Công ty Cổ phần XNK VIFOCO xuất sang thị trường Đức; các sản phẩm của Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu xuất sang Pháp; bánh nông sản Bình Minh xuất sang thị trường Hàn Quốc. Qua đó, đã nâng tầm vị thế sản phẩm nông sản Bắc Giang trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top