Khả năng cao khi vào gần bờ, cường độ bão Noru cấp 12-13. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT), dự báo ngày 26/9, bão Noru (bão số 4) sẽ vào biển Đông, đến khu vực biển quần đảo Hoàng Sa với cường độ cấp 12-13, giật cấp 16. Bão mạnh nhất (cấp 13, giật cấp 16) trên biển Đông vào ngày 27/9. Từ chiều 27/9, bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Huế - Quảng Ngãi. Khả năng cao khi vào gần bờ, cường độ bão Noru cấp 12-13. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Tuyệt đối không lơ là
Ngày 26/9, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế đã ban hành lệnh cấm biển bắt đầu từ 15h chiều cùng ngày để phòng chống bão Noru. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên quyết định các địa phương là huyện Tuy An, thị xã Đông Hòa, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa thông báo cấm các tàu thuyền ra khơi và các hoạt động đánh bắt thủy, hải sản ven bờ và trên biển.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu các địa phương cần bảo đảm an toàn người và phương tiện hoạt động trên biển. Đối với các tàu, thuyền hoạt động khai thác đánh bắt thủy, hải sản trên biển, các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trên biển nghiêm túc thực hiện khi có thông báo. Kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, neo đậu của các địa phương và tuyệt đối không cho người ở lại trên tàu, thuyền.
Người dân khẩn trương đưa tàu thuyền vào bờ tránh bão
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Giám đốc Ban quản lý cảng cá phối hợp với các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ các thông tin về tình hình diễn biến của bão để chủ động thông báo cho ngư dân hoạt động hành nghề đánh bắt trên biển trở lại sau bão, có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn khi hành nghề.
Tỉnh Phú Yên hiện có 387 tàu cá/2.250 lao động đang hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển, trong đó hoạt động xa bờ 294 tàu cá/1.799 lao động (khu vực quần đảo Trường Sa, và Nam Biển Đông), nằm ngoài khu vực nguy hiểm; hoạt động gần bờ đi về trong ngày là 93 tàu cá/451 lao động. Số phương tiện còn lại đang neo đậu tại các bến địa phương. Tất cả các chủ phương tiện trên đều đã nhận được thông tin về tình hình diễn biến cơn bão Noru, chủ động di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm và thường xuyên liên lạc được về gia đình và Bộ đội Biên phòng.
Di dời lồng bè nuôi tôm hùm chạy bão
Tổng số ô lồng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên là 102.523 ô lồng/2.516 bè/5.605 người. Trong đó, TX Đông Hòa: 16.852 lồng/400 bè/800 người; huyện Tuy An: 2.975 ô lồng/98 bè/25 hộ; TX Sông Cầu: 82.696 ô lồng/2.018 bè/4.780 người. Các địa phương đã tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp chằng néo, tổ chức hướng dẫn người dân nuôi lồng, bè thả trệt xuống sát đáy để đảm bảo an toàn.
Kéo lồng bè đến nơi an toàn để tránh thiệt hại bão gây ra
Phú Yên là vùng trọng điểm nuôi tôm hùm xuất khẩu, nếu bão Noru vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lồng bè ươm nuôi tôm. Rút kinh nghiệm vào những đợt mưa bão vừa qua thiệt hại nặng về tôm hùm, sáng nay (26/9), các hộ nguôi tôm hùm ở TX. Sông Cầu, TX .Đông Hoà và huyện Tuy An đã khẩn trương dùng thuyền kéo những chiếc lồng nằm sâu dưới biển lên bờ, sau đó đưa tôm hùm vào các thùng. Một cuộc chạy bão cho tôm hùm đang ươm nuôi chưa từng có đang diễn ra tại đây.
Ông Trần Xuân Hải, người dân nuôi tôm hùm ở phường Xuân Thành, TX. Sông Cầu cho biết, bão gần vô, bà con dời tôm đi nơi khác cho nó an toàn hơn. Mấy năm giờ sợ lắm. Bão vô thì tiền tỷ bay theo bão nên giờ bà con dời vô.
Còn bà Nguyễn Thị Mận ở xã An Hoà Hải, huyện Tuy An cho hay, đợt bão lụt tháng 3 vừa qua khiến cho gia đình tôi thiệt hại hết sức nặng nề, nên bây giờ dù bão lớn hay nhỏ đều phải cẩn trọng ứng phó, không dám lơ là. “Để chủ động ứng phó với mưa bão, chúng tôi đã đặt các neo quanh bè nuôi; gia cố lại các lồng nuôi; những lồng nuôi nào yếu, không đảm bảo an toàn thì tiến hành dồn tôm sang lồng khác đưa vào bờ hoặc di dời đến các vịnh để tránh luồng bão. Hai bữa nay rồi, lo mấy lồng bè giờ ai cũng đuối sức!”, bà Mận nói.
Quốc Hùng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.