Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 1 năm 2024 | 9:33

Nhiều xã ở Điện Biên muốn trả lại nguồn tiền dự án cấp bò giống nhưng huyện không nhận

Giá con giống của dự án giảm nghèo cấp bò giống sinh sản bị đội lên cao gấp 2-3 lần nên nhiều xã muốn trả lại nguồn dự án.

Nhiều xã ở Điện Biên muốn trả lại nguồn tiền dự án cấp bò giống nhưng huyện không nhậnNhiều xã muốn trả lại nguồn tiền dự án giảm nghèo do khó thực hiện. Ảnh: Thanh Bình

Trả lại nguồn dự án giảm nghèo vì khó triển khai

Một số dự án giảm nghèo thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại Điện Biên do UBND các xã làm chủ đầu tư hiện rất khó triển khai vì con giống giá cao, chất lượng thấp, nên nhiều địa phương muốn trả lại nguồn dự án cho Nhà nước.

Chiều 28.12.2023, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trần Thế Hoàn - Chủ tịch UBND xã Noong Luống, huyện Điện Biên cho biết, hiện dự án hỗ trợ bò sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số (đối ứng 5%) thì đã triển khai xong còn dự án giảm nghèo (đối ứng 40%) thì không triển khai được nên đã trả lại nguồn.

Theo ông Hoàn, 1 con bò giống của dự án có giá từ 17-22 triệu đồng (tương đương 170-220kg) thì người dân phải bỏ ra gần 10 triệu đồng, đó là số tiền khá lớn nên không ai tham gia. Mặt khác, với số tiền gần 10 triệu đồng người dân cũng mua được 1 con bò giống như vậy mà không cần tham gia dự án.

Những con bò giống của dự án gầy trơ xương đã được cấp cho người dân một số xã tại huyện Điện Biên. Ảnh: PV

Những con bò giống của dự án gầy trơ xương đã được cấp cho người dân một số xã tại huyện Điện Biên. Ảnh: Thanh Bình

"Mặc dù xã đã chuyển sang phương án cấp ngan, vịt giống để số tiền người dân phải bỏ ra ít hơn nhưng cũng rất khó thực hiện vì theo quy định thì các điều kiện để cấp con giống (ngan, vịt) cao quá. Giá 1 con ngan, vịt giống có thể mua được 1 con ngan, vịt đã trưởng thành mua ngoài chợ" - ông Hoàn cho biết thêm.

Cũng giống như tại xã Noong Luống, trước đó ngày 21.12.2023 trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch UBND xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên cho biết, giá bò giống khoảng 20 triệu đồng/1con, trong khi đó con giống không đảm bảo nên người dân không muốn tham gia dự án.

"Nếu chuyển sang cấp ngan, vịt giống thì để đảm bảo điều kiện của dự án, mỗi con ngan, vịt giống phải có giá lên đến hơn 200 nghìn đồng. Người dân nuôi 3-4 tháng sau chắc cũng chỉ bán được hơn 200 nghìn đồng/con, đó là chưa tính tỉ lệ con giống bị chết. Do vậy chúng tôi sẽ phải trả lại nguồn cho huyện" - Chủ tịch UBND xã Thanh Nưa cho hay.

Ngoài một số xã hiện gặp vấn đề về chất lượng con giống thì một số xã thận trọng hơn nên đến nay vẫn chưa triển khai dự án. Tương tự, người dân xã Thanh Nưa, xã Pom Lót, huyện Điện Biên cũng đã nhiều lần đi xem bò giống nhưng chưa nhận.

Chiều 26.12.2023, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Ngọc Hoàn - Chủ tịch UBND xã Pom Lót, huyện Điện Biên cho biết, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến cấp bò giống đều chưa thể thực hiện được vì con giống không đáp ứng yêu cầu.

Nhiều xã muốn trả lại nguồn dự án giảm nghèo vì không thể thực hiện.

Nhiều xã muốn trả lại nguồn dự án giảm nghèo vì không muốn cấp bò giống giá cao, gầy ốm. Ảnh: Thanh Bình

Xã trả lại nguồn tiền dự án nhưng huyện không nhận

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, liên quan đến việc khó triển khai dự án giảm nghèo vì con giống giá cao, hiện trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên còn có nhiều xã khác cũng không triển khai đươc và muốn trả lại nguồn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên một số lãnh đạo xã e ngại khi nói về vấn đề này.

Chiều 29.12.2023, khi phóng viên trao đổi với ông Cao Đăng Nghị - Chủ tịch UBND xã Núa Ngam, huyện Điện Biên về việc khó khăn khi triển khai dự án giảm nghèo khiến xã phải trả lại nguồn, ông Nghị không trả lời thẳng vào vấn đề mà hỏi lại: "Thế anh trao đổi với trên huyện trước thì họ trả lời như thế nào?". Sau đó ông Nghị lấy lý do đang họp và sẽ gọi trao đổi sau.

Cũng trong ngày 29.12.2023, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, bà Vũ Thị Hạnh - Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Điện Biên cho biết, hiện tại chưa có xã nào trả lại nguồn tiền dự án vì nếu chưa triển khai được trong năm 2023 thì sẽ được chuyển nguồn sang năm 2024.

Để thực hiện dự án thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, giá con giống đều bị đội lên gấp 2-3 lần, dù là bò hay ngan, vịt.

Để thực hiện dự án thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, giá con giống đều bị đội lên gấp 2-3 lần, dù là bò hay ngan, vịt. Ảnh: Thanh Bình

Tuy nhiên, sau khi phóng viên cung cấp thông tin một số xã đã trả lại nguồn dự án thì bà Hạnh lại cho rằng: "Một số xã đã có văn bản xin trả lại nguồn nhưng UBND huyện thống nhất sẽ không thu hồi để tiếp tục thực hiện trong năm 2024 cho nên sẽ không thu lại nguồn đã giao cho các xã".

Trả lời câu hỏi của phóng viên, nếu chuyển nguồn sang 2024 thì có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho các xã về việc lựa chọn nguồn con giống phù hợp, không phải mua con giống giá cao của doanh nghiệp, bà Hạnh cho biết: "Hiện tại chưa triển khai đến bước đấy thì chúng tôi cũng chưa nắm được nội dung cụ thể vướng mắc như thế nào để đưa ra giải pháp tháo gỡ".

 
Nhóm PV/Báo Lao động
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top