Ngày 3/2, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Phổ biến các kết quả làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) và kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đoàn thanh tra của EC ghi nhận tiến bộ đáng kể tinh thần sẵn sàng tiếp tục cải thiện và sự cởi mở của phía Việt Nam với các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Phía Ủy ban châu Âu cho rằng, Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý toàn diện, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Quang cảnh hội nghị.
uy nhiên, việc thực thi nhiều quy định vẫn còn nhiều hạn chế và không đồng đều, công tác giám sát đội tàu đã được cải thiện, nhưng số lượng các trường hợp mất kết nối vẫn còn cao; hệ thống kiểm soát giữa các địa phương có sự khác biệt, chưa đủ hiệu quả để ngăn chặn thủy sản có nguồn gốc IUU. Đặc biệt, số tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ở vùng biển các nước láng giềng còn tồn tại.
Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu đưa ra một số khuyến nghị, trong đó, ngành Thủy sản Việt Nam cần chuyển hạn ngạch giấy phép khai thác giữa các tỉnh, đảm bảo không tăng giấy phép cho mỗi loại nghề; cần thận trọng đối với sửa đổi quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá, theo hướng tập trung kiểm soát tất cả các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên; cần quy định cụ thể về khả năng thu hồi giấy phép của một cảng được chỉ định trong trường hợp cơ quan quản lý cảng hoạt động kém hiệu quả.
Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu cũng khuyến nghị cơ quan chức năng Việt Nam tăng mức xử phạt đối với hành vi tàu cá vi phạm khi đánh bắt ở vùng biển nước ngoài; Xem xét quy định truy tố một số hành vi vi phạm nghiêm trọng; cần quy định xử phạt đối với hành vi tàu cá đi ra ngoài ranh giới vùng biển Việt Nam…
Theo Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng ta đã phấn đấu gỡ thẻ vàng của EC trong 5 năm qua và thực tế EC đã ghi nhận, đánh giá cao sự chuyển biến tích cực, đúng hướng của Việt Nam trong việc ngăn chặn IUU.
Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, nếu không thực thi nghiêm túc các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, ngành xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng rất lớn, do đó đề nghị các địa phương ven biển tiếp tục thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu; đồng thời khắc phục các tồn tại được chỉ ra, quyết tâm sớm gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.
Trước những khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU, sau lần thanh tra thứ ba, hội nghị cũng tập trung thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, trong đó tích cực vào công tác thực thi pháp luật, quản lý đội tàu, trích xuất nguồn gốc và chứng nhận thủy sản từ khai thác.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.