Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 | 21:21

Bắc Giang: Có 95 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh

Hết năm 2020, tỉnh Bắc Giang có 95 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. Chương trình OCOP đã tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng trong cộng đồng, nhiều thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp từ nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú.

Ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (người đứng giữa) cùng các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm OCOP.

 

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, xác định đây là giải pháp quan trọng xây dựng nông thôn mới bền vững, nên tỉnh triển khai khá bài bản.

Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện, giao chỉ tiêu hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm cho 1.070 lượt cán bộ quản lý triển khai chương trình ở các cấp, chủ thể tham gia chu trình OCOP. Phối hợp cơ quan truyền thông Trung ương, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng chuyên trang sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang (http://ocopbacgiang.vn) cung cấp các thông tin cần thiết về chương trình.

Cùng với đó, tư vấn phát triển sản phẩm cho các chủ thể tham gia chương trình đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ trên 50 lượt HTX, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh; xây dựng 6 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các địa phương.

Sau 03 năm triển khai đến hết năm 2020, Bắc Giang có 95 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (trong đó, 24 sản phẩm 4 sao, 71 sản phẩm đạt 3 sao), chủ thể sản xuất là HTX tham gia chương trình chiếm tỷ lệ cao, tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng trong cộng đồng, nhiều thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp từ nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú, phát huy thế mạnh của địa phương, nâng tầm sản phẩm nông nghiệp.

Sản phẩm được đánh giá, phân hạng đã có bước tiến về chất lượng, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; một số sản phẩm OCOP được phân phối tại các siêu thị lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và là giải pháp quan trọng xây dựng nông thôn mới bền vững.

Chương trình đã tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng tại các địa phương, đã có 56 chủ thể có sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, trong đó 87,7% là HTX, 7% là doanh nghiệp, 5,3% hộ gia đình.

Năm 2021, Bắc Giang phấn đấu có thêm tối thiểu 20 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh. 

Phát biểu tại buổi tổng kết Chương trình OCOP diễn ra mới đây, ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP. Không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm OCOP để trở thành sản phẩm quen thuộc của người tiêu dùng; khẳng định sản phẩm OCOP là “Sản phẩm chất lượng, tin dùng” và là giấy thông hành vào các siêu thị. Phấn đấu năm 2021 có từ 1-2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top