Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 3 năm 2020 | 23:24

Bắc Giang: Hơn 2 năm, 4.213 km đường giao thông được cứng hóa

Chỉ hơn 2 năm tỉnh Bắc Giang cứng hóa được 4.213 km đường giao thông nông thôn. Nói cách khác, tỉnh Bắc Giang đã làm được con đường bê tông tương đương chiều dài con đường từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

người-dân-xã-miền-núi-tân-sơn-huyện-lục-ngạn-tỉnh-bắc-giang-cứng-hóa-đường-gtnt-giaothongvn.jpg
Người dân xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cứng hóa đường GTNT (ảnh: giaothong.vn)

 

Qua đó, nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn toàn tỉnh lên thành 77,13%, vượt xa mục tiêu Nghị quyết số 113-NQ/TU ngày 22/7/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 đã đề ra (cứng hóa đường xã là 65%, đường thôn xóm là 60%).

Để đạt được kết quả trên, Bắc Giang đã huy động được nguồn lực tổng hợp của nhà nước và nhân dân với gần 4.000 tỷ đồng để cứng hóa các công trình. Trong đó, ngân sách tỉnh đã bố trí 1,25 nghìn tỷ đồng để mua hơn 1 triệu tấn xi măng hỗ trợ; ngân sách huyện hỗ trợ 767,58 tỷ đồng; ngân sách xã hỗ trợ 161,86 tỷ đồng; nhân dân đóng góp khoảng 1,75 nghìn tỷ đồng (trên 40%).

Với thời gian 30 tháng (900 ngày), hoàn thành hơn 4.200km đường bê tông, tương đương mỗi ngày, toàn tỉnh Bắc Giang xuất hiện thêm khoảng 4,7km đường GTNT. Trong đó, 99,62% tổng chiều dài cứng hóa đảm bảo mặt đường rộng từ 3,5m trở lên, kết cấu mặt đường được đầu tư xây dựng kiên cố với chiều dày mặt đường từ 20cm trở lên.

Nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ bằng tiền, hiện vật, đất đai, tài sản có giá trị lên tới hàng tỷ đồng. Tiêu biểu như: Hộ gia đình ông Đặng Đình Huy, thôn 12, xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang đóng góp 1,2 tỷ đồng; hộ gia đình ông Trần Công Sáu, thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa đóng góp gần 1,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Thắng Lợi (huyện Yên Dũng) hỗ trợ 800 triệu đồng; hộ gia đình ông Giáp Văn Lợi, thôn Chung, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang ủng hộ 320 triệu đồng…

Từ kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ cứng hóa đường GTNT đã còn góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hết năm 2019, Bắc Giang có 2/9 huyện, 114/203 xã được công nhận huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2019 diễn ra mới đây, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã có đánh giá sâu sắc, toàn diện những thuận lợi, khó khăn, kết quả to lớn và 4 bài học kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn.

Cụ thể, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp là tiền đề cho sự thành công; sự đồng thuận, tham gia hưởng ứng của nhân dân là nhân tố quyết định cho mọi vấn đề; tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ, hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công khai, dân chủ trong quá trình thực hiện giữ vai trò mấu chốt; sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, tập trung, đồng bộ, thống nhất của cơ quan nhà nước giữ vai trò quan trọng.

Theo ông Thái, những kết quả đạt được là hết sức ấn tượng, song thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc hoàn thiện hồ sơ quyết toán các công trình còn lại và thực hiện các thủ tục quyết toán vốn theo quy định.

Tiếp tục quan tâm rà soát các công trình đã thực hiện cứng hóa, chỉ đạo bổ sung hoàn thiện lề đường, rãnh thoát nước, hệ thống an toàn giao thông; hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường đảm bảo an toàn khai thác và bền vững cho công trình.

Nắm bắt tình hình những nơi người dân còn có nhu cầu tiếp tục cứng hóa đường GTNT, các địa phương căn cứ khả năng ngân sách, chủ động quyết định các hình thức hỗ trợ phù hợp để tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top