Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 23 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 7 năm 2022 | 14:40

Bắc Giang nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động

Phát biểu tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, ông Nguyễn Tiến Cơi, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất nhiều biện pháp để nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm thời gian tới.

Tăng cường gắn kết trong đào tại lao động

Tại phiên thảo luận ngày 12/7, đại biểu Hà Văn Bé, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Tổ đại biểu huyện Yên Dũng cho biết, hiện nay quy mô, năng lực tuyển sinh, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo chưa được đầu tư đồng bộ. Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu. Trên địa bàn tỉnh chưa có trường nghề đạt chuẩn chất lượng cao; chưa có trung tâm được cấp phép đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Chính sách vay vốn hỗ trợ tạo việc làm nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu...

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, đại biểu Hà Văn Bé kiến nghị tỉnh cần có cơ chế, chính sách thu hút giáo viên dạy nghề, đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh trong thời kỳ mới. 

 

 Đại biểu Hà Văn Bé, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho rằng, cần tăng cường gắn kết giữa nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nghề.

 

Tăng cường gắn kết giữa nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nghề, gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề và tuyển dụng lao động sau đào tạo, giải quyết việc làm cho người học.

Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông gắn với thông tin thị trường lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Xây dựng hệ thống dữ liệu cung - cầu lao động bám sát di, biến động của thị trường lao động, chuyển dịch lao động. Đưa ra các dự báo về thị trường lao động kịp thời, chính xác, phục vụ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Duy trì tổ chức các phiên giao dịch việc làm ở tỉnh và lưu động tại các địa phương trong tỉnh, góp phần phát triển đa dạng các giao dịch thị trường lao động, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động…

Liên quan tới vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp, đại biểu Lưu Tiến Chung - Tổ đại biểu huyện Lạng Giang cho biết, hiện nay, lao động phổ thông chưa qua đào tạo đang làm việc tại các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các hoạt động đào tạo lại để sử dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 

 Đại biểu Lưu Tiến Chung - Tổ đại biểu huyện Lạng Giang thảo luận tại hội trường.

 

Để thúc đẩy công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại doanh nghiệp, đại biểu Lưu Tiến Chung cho rằng cần phải có sự chung tay giữa doanh nghiệp, nhà trường và các cơ quan nhà nước trong việc định hướng nội dung đào tạo phù hợp với thực tế công việc, thực tế ngành nghề.

Tăng cường sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên) trong việc truyền thông nâng cao nhận thức và tinh thần gắn bó của người lao động với doanh nghiệp.

Đối với lao động phổ thông cần mở rộng cách thức tiếp cận trong hoạt động đào tạo. Ngoài kiến thức cơ bản trên ghế nhà trường, cần trang bị thêm các kiến thức về thái độ sống, kỹ năng sống, tinh thần sáng tạo trong công việc…

Đổi mới phương thức đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động

Cùng về vấn đề này, bà Tô Thị Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn cho rằng, hiện nay, công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại không ít bất cập. Quy mô đào tạo của trường còn nhỏ, nhất là khi so với mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Việc tổ chức giảng dạy văn hóa giáo dục thường xuyên bậc THPT trong các trường trung cấp, cao đẳng còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chính là do thiếu đồng bộ giữa Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) và Luật Giáo dục (2019). Đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế cả về quy mô, cơ cấu và năng lực chuyên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tế…

Đại biểu Tô Thị Giang đề xuất, tỉnh cần tiếp tục có chính sách đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để định hướng, phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học theo mô hình “9+”; tăng cường công tác khảo sát nhu cầu học nghề và tư vấn chọn nghề cho người lao động. Tập trung nguồn lực đầu tư cho các trường đào tạo nghề trọng điểm của tỉnh, trong đó đầu tư Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn có quy mô đào tạo đáp ứng mục tiêu năm 2030; đủ điều kiện, tiêu chuẩn là trường chất lượng cao; có năng lực đào tạo các ngành nghề tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4…

 

Ông Nguyễn Tiến Cơi, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra các giải pháp trong đào tạo nghề.

 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Cơi, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thực tế hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 7.105 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng 305 nghìn lao động. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, có trên 90% lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp. Hiện toàn tỉnh có 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng số ngành, nghề được cấp phép đào tạo là 102 nghề. Năm 2022 các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển mới 53 nghìn lao động ở các ngành nghề khác nhau.

Để làm tốt hơn nữa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, ông Nguyễn Tiến Cơi cho biết, Sở sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tập trung cải cách hành chính, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm mới, trong đó tập trung ưu tiên các dự án, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động qua đào tạo, lao động có chứng chỉ đào tạo trình độ cao.

Tăng cường bố trí nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thu hút, ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

 

 

Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho người học nghề. Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ nhà giáo. Tăng cường liên kết, hợp tác trong giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu đào tạo, lựa chọn các nghề phù hợp, hiệu quả, mang tính bền vững nhằm kết nối thông tin giữa người lao động, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Thường xuyên nắm tình hình lao động, việc làm, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; làm tốt công tác giao dịch việc làm trực tuyến trong tỉnh và các tỉnh nhằm giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động theo đúng yêu cầu.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top