Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương trong tỉnh tăng cường công tác quản lý diện tích rừng bị cháy, phá trái pháp luật.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện; việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về rừng, nhất là đối với hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật cơ bản đã được ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2022 tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật vẫn còn xảy ra, có nơi tạo thành điểm nóng. Bên cạnh đó, việc quản lý, giám sát, xử lý đối với diện tích cây trồng sau thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về hành vi phá rừng trái pháp luật chưa được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện tốt, thậm trí bị buông lỏng, không quản lý… đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc người dân tiếp tục lén lút phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng để trồng rừng kinh tế.
Để ngăn chặn, xử lý tình trạng trên, đồng thời thực hiện nghiêm kỷ cương pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đề nghị UBND các Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế chỉ đạo các cơ quan chức năng quyết liệt điều tra xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm Luật Lâm nghiệp, nhất là hành vi vi phạm về phá rừng, cháy rừng, khai thác gỗ rừng tự nhiên trái pháp luật theo đúng quy định.
Trong đó, quan tâm thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 12/KH-UBND: “Tất cả các trường hợp vi phạm, đặc biệt là hành vi vi phạm về cháy rừng, phá rừng tự nhiên lấy đất trồng rừng, khai thác gỗ tự nhiên trái phép phải được xử lý nghiêm, triệt để theo quy định của pháp luật; buộc khôi phục rừng bằng trồng các loài cây bản địa, không 2 trồng keo, bạch đàn; đồng thời phải tiến hành kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, bảo vệ rừng”.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích rừng trồng trên diện tích đất rừng tự nhiên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phá rừng trái pháp luật, từ đó đề ra biện pháp tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ, kiên quyết không để người dân tự ý khai thác đối với diện tích cây trồng này; trường hợp cố tình vi phạm phải lập hồ sơ, xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật; giải thích, làm rõ để cán bộ, người dân, chủ rừng hiểu việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trồng lại rừng”, thì diện tích rừng trồng do thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là sở hữu của toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, không phải rừng của tổ chức, hộ gia đình cá nhân vi phạm. Nếu tổ chức, hộ gia đình cá nhân tự ý khai thác thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.
UBND các xã có diện tích đất lâm nghiệp cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất lâm nghiệp; không tự ý phá rừng, tranh chấp, lấn chiếm, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trái phép; tích cực tố giác các đối tượng vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
Các Ban quản lý rừng, công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp của chủ rừng; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Không để tình trạng rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm nhưng không phát hiện, báo cáo kịp thời tới các cơ quan chức năng.
Đối với diện tích rừng tự nhiên đã bị phát, phá trái pháp luật, yêu cầu phải bảo vệ nghiêm ngặt để tái sinh rừng tự nhiên hoặc thực hiện các biện pháp lâm sinh để xúc tiến tái sinh tự nhiên, có thể trồng bổ sung loài cây trồng có tổ thành trong rừng tự nhiên ở địa phương để khôi phục lại rừng tự nhiên; tuyệt đối không được để các đối tượng trồng cây keo, bạch đàn trái phép.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng phá rừng, tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp trong diện tích được giao, quản lý ngay từ khi vụ việc mới phát sinh. Đồng thời chủ động bố trí kinh phí để cắm mốc, làm đường ranh giới giữa diện tích đất lâm nghiệp quản lý và các chủ rừng khác.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.