Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, thực hiện Chỉ thị số 19-CT-TU ngày 11/6/2020 của Ban Thường vụ tỉnh, qua rà soát trên địa bàn tỉnh có hơn 71.840 trường hợp vi phạm về đất đai với tổng diện tích trên 9.490 ha.
Xử phạt hơn 8.700 trường hợp
Các vi phạm được phân theo nhóm: Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp, đào ao, hồ nuôi trồng thủy sản; chuyển đất rừng sang sử dụng vào mục đích đất trồng cây hàng năm hoặc đất phi nông nghiệp; chuyển đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở; chuyển đất vườn sang đất ở; chuyển đất lúa, đất trồng cây hằng năm sang đất vườn; chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh không phải đất thương mại dịch vụ sang đất kinh doanh thương mại dịch vụ.
Ngày 8/8/2021 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kết luận số 120-KL/TU về tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai (Kết luận số 120). Ngay sau đó, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổ công tác do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, Thành ủy, Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố, Đảng ủy, UBND các xã, phường thị trấn đã tích cực vào cuộc, ban hành nhiều văn bản và tổ chức triển khai thực hiện thông qua các Hội nghị triển khai, xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện.
UBND các huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện việc rà soát, phân loại, thống kê các trường hợp vi phạm, số liệu các trường hợp vi phạm ngày càng chính xác hơn. Cùng với đó, tích cực tuyên truyền, chỉ đạo rà soát, thống kê các trường hợp vi phạm góp phần tạo nhận thức đúng cho người dân trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, bước đầu tạo sự lan tỏa, hạn chế các trường hợp vi phạm phát sinh mới. Công tác xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai đã được quan tâm, thực hiện sâu sát và đã đạt được nhiều kết quả cụ thể, đáng khích lệ; các hành vi vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời; vi phạm mới phát sinh đã giảm đáng kể so với trước đây.
Sau khi Chỉ thị số 19 ban hành, trong tỉnh phát sinh trên 440 trường hợp vi phạm về đất đai với các hành vi: Tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm. Các huyện có trường hợp vi phạm nhiều: Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn. Đến nay, các địa phương đã xử lý được trên 370 trường hợp vi phạm, đạt 84% số trường hợp phải xử lý, còn hơn 70 trường hợp đang xem xét, giải quyết.
Các trường hợp vi phạm xảy ra trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 19, đến nay các huyện, thành phố lập biên bản vi phạm hành chính hơn 8.700 trường hợp, bằng 12,2% tổng số trường hợp vi phạm. Trong đó đã ban hành quyết định xử phạt hơn 5.850 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt 8,83 tỷ đồng; ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trên 4.180 trường hợp; khắc phục hậu quả, tháo dỡ trả lại mặt bằng 3.859 trường hợp.
Cương quyết xử lý vi phạm
Kết quả đạt được là vậy, nhưng việc xử lý các vi phạm xảy ra trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 19 tại các huyện, thành phố vẫn còn chậm. Có địa phương chưa thực sự coi trọng công tác quản lý đất đai, để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm sau ngày ban hành Chỉ thị. Công tác thống kê, rà soát các trường hợp vi phạm còn chưa chính xác ở hầu hết các huyện, thành phố. Có địa phương mới xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hộ gia đình xây dựng công trình vi phạm nhưng chưa yêu cầu tháo dỡ. Công tác lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính ở hầu hết các địa phương còn nhiều sai sót, lúng túng...
Trước thực trang trên, tỉnh Bắc Giang cần rà soát, xem xét đánh giá lại các trường hợp vi phạm về đất đai theo từng nhóm cụ thể để có biện pháp xử lý phù hợp. Các địa phương quan tâm thiết lập hồ sơ cưỡng chế vi phạm bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật và có chế tài nghiêm để xử lý dứt điểm. Tích cực kiểm tra, giám sát địa phương có nhiều vi phạm...
Về vấn đề này, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, việc giải quyết vi phạm về đất đai theo Chỉ thị số 19 là chủ trương đúng đắn của tỉnh. Đây cũng là thời cơ để các địa phương tập trung cao xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn chậm, chưa bảo đảm yêu cầu đề ra.
Ông Dương chỉ rõ 2 nguyên nhân chính khiến kết quả xử lý vi phạm đất đai còn thấp là do lực lượng tham mưu ở cấp huyện, cấp xã còn yếu trong công tác giải quyết, đề xuất phương án với cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm. Người đứng đầu các địa phương thiếu quyết tâm chính trị trong việc thực hiện Chỉ thị số 19.
Ông Dương đề nghị, các địa phương trong thời gian tới tổng rà soát, thống kê lại các trường hợp vi phạm đất đai theo từng thời điểm, trong đó tách riêng các nhóm có nhiều vi phạm nhất là đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện, thành phố có phương án xử lý, quản lý theo đúng quy định. Việc rà soát lại các trường hợp vi phạm xong trong tháng 7 năm nay. Các ngành liên quan của tỉnh, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong xử lý vi phạm về đất đai cho các địa phương.
Yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương có các biện pháp để tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên. Tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt đảm bảo tiến độ những nội dung công việc theo Kết luận số 120, trước mắt xử lý các vi phạm đối với các trường hợp phát sinh sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 19, hoàn thành xong trước ngày 30/6 năm nay; xử lý các trường hợp vi phạm phát sinh sau ngày 1/7/2014 xong trước 31/12 năm nay.
Đối với 71 trường hợp vi phạm đất đai sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 19 còn lại chưa được xử lý ở các huyện, thành phố, ông Dương yêu cầu Tổ công tác của tỉnh rà soát, hướng dẫn phương án xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. Các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, môi tường, tài nguyên, khoáng sản; thành lập các tổ phản ứng nhanh theo cụm địa bàn liên xã nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm mới.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, huyện, thành phố nào không hoàn thành theo đúng Kế hoạch của tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 19, Kết luận số 20 hoặc trong quá trình thực hiện để phát sinh vi phạm mới tỉnh sẽ xem xét, quy trách nhiệm cho Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phụ trách lĩnh vực này và Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường. Tỉnh coi việc xử lý vi phạm đất đai là nhiệm vụ trọng tâm, từ nay đến cuối năm 2022 hàng tháng sẽ tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện với các địa phương.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.