Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020 | 12:2

Bắc Giang: Công ty Đại Cường có được phép san đồi, lấp sông Lục Nam?

Một quả đồi là đất rừng sản xuất đang được khai thác, lấy đi nhiều nghìn mét khối đất; hàng chục nghìn mét khối đất đã lấp khoảng 2/3 lòng sông Lục Nam. Tình trạng này đang xảy ra tại huyện Sơn Động (Bắc Giang).

 

 Nhiều nghìn mét khối đất, cát nằm trên quả đồi là đất rừng sản xuất đang được khai thác một cách công khai.

 

Gần đây, Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân về việc doanh nghiệp làm đường bê tông thôn Lạnh, xã Lệ Viễn đi Đá Nghỉ xã An Lạc (Sơn Động) là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đại Cường (Công ty Đại Cường) đã tự ý khai thác, lấy đi hàng chục nghìn mét khối đất, cát đồi mang đi sàng, lọc lấy cát, đất phục vụ vào mục đích khác. Điều đáng nói, quả đồi mà doanh nghiệp này khai thác thuộc đất rừng sản xuất, chưa được tỉnh Bắc Giang cho phép.

Không dừng lại ở đó, Công ty Đại Cường còn tự ý dùng hàng chục nghìn mét khối đất san lấp lòng sông Lục Nam làm bãi sàng, lọc đất, cát, sỏi khiến người dân bức xúc vì gây ô nhiễm nước.

 

 

 Vấn đề đặt ra là cơ quan nào của tỉnh Bắc Giang đã cấp phép khai thác cát, đất trên đất rừng sản xuất?.

 

Để xác minh thông tin, ngày 16/12, phóng viên có mặt ghi nhận thực tế đúng với những gì người dân phản ánh. Quả đồi bị khai thác nham nhở lấy đi nhiều nghìn mét khối đất, cát. Cách không xa, sông Lục Nam cung bị san lấp rộng nhiều nghìn mét vuông, làm bãi để máy móc, các phương tiện sàng lọc, đất, cát, sỏi.

Theo quan sát của phóng viên, đất, đá đã lấp khoảng 2/3 lòng sông Lục Nam, phần còn lại của con sông cũng bị đắp thành các con trạch để chặn dòng nước. 

 

 

 Nhiều nghìn mét khối đất đã lấp xuống lòng sông Lục Nam, biến lòng sông thành bãi tập kết rộng nhiều nghìn mét vuông. 

 

Trong quá trình phóng viên ghi nhận thực tế có người tên Sơn nhận là bảo vệ của Công ty Đại Cường đến mời phóng viên về lán để trao đổi. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị được làm việc với quản lý hoặc lãnh đạo công ty thì không có ai làm việc với phóng viên.

Vấn đề đặt ra là cá nhân, doanh nghiệp nào đang khai thác cát, đất đồi là rừng sản xuất mang đi sử dụng vào mục đích khác? Việc khai thác này có được các cơ quan chức năng cấp phép không? Đặc biệt, việc lấp tới 2/3 lòng sông Lục Nam có được các cơ quan tỉnh Bắc Giang cho phép? 

 

 

 Sau khi san lấp, lòng sông Lục Nam được sử dụng làm bãi tập kết máy móc, sàng lọc cát, đất, đá.

 

Ông Trần Văn Thái, Phó chủ tịch UBND xã Lệ Viễn cho biết, quả đồi đang khai thác đất thuộc đất rừng sản xuất. Vị trí này đang có sự chồng chéo, bởi đất thuộc xã An Lạc nhưng người của xã Lệ Viễn sử dụng.

Cũng theo ông Thái, không biết việc khai thác đất đồi, lấp sông Lục Nam có được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép không nhưng gần đây người dân thôn Lạnh có phản ánh về việc doanh nghiệp đổ đất ra sông làm ô nhiễm nguồn nước. Xã đã báo cáo lên huyện phản ánh của người dân. 

 

Khoảng 2/3 lòng sông Lục Nam đã bị san lấp. Cơ quan nào cấp phép để lấp sông Lục Nam?  

 

 Không dừng lại ở đó, phần lòng sông còn lại cũng bị đắp những con trạch để ngăn dòng nước.

 

 Gần vị trí san đồi, khai thác cát, đất, lấp sông Lục Nam làm bãi tập kết có nhiều phương tiện đang đổ bê tông, trong đó, có 1 xe ô tô gắn tên Công ty Đại Cường.

 

Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở TN&MT và UBND huyện Sơn Động vào cuộc làm rõ doanh nghiệp, cá nhân đang khai thác đất, cát, san đồi là rừng sản xuất, lấp sông Lục Nam có được cấp phép? Đồng thời làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành chức năng, cá nhân liên quan khi để xảy ra vi phạm trên (nếu có).

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top