UBND tỉnh Bắc Ninh giao Thanh tra tỉnh vào cuộc thanh tra dự án Khu đô thị theo hình thức BT do Công ty CP Tập đoàn Hanaka làm chủ đầu tư.
Nha Trang: Doanh nghiệp xây khu nghỉ dưỡng xâm lấn danh thắng lịch sử lầu Bảo Đại
Cụ thể, năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) liên doanh với Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô thành lập doanh nghiệp mới là Công ty Khánh Hà để thực hiện dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại (KND Bảo Đại) .
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, dự án KND Bảo Đại được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 1/2013.
Dự án sẽ cải tạo năm biệt thự hiện hữu đồng bộ về hình thức kiến trúc, xây mới khách sạn 5 tầng với 108 phòng; xây mới 36 căn biệt thự cao cấp để cho thuê hoặc để bán (biệt thự du lịch không hình thành đơn vị ở). Dự án có vốn đầu tư khoảng 478 tỉ đồng.
Cuối năm 2014, tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi hơn 135.000 m2 (gần 90.000 m2 đất, hơn 47.000 m2 mặt nước biển) giao cho Công ty Khánh Hà thực hiện dự án.
Đây là khu danh thắng có vị trí đẹp bậc nhất ở Nha Trang được tỉnh Khánh Hòa giao cho doanh nghiệp thuê làm du lịch, kinh doanh biệt thự nghỉ dưỡng mà không qua đấu giá.
Để thực hiện dự án, chủ đầu tư là Công ty Khánh Hà đã chặt hạ cây cối, đào bới núi đồi để xây dựng các biệt thự mới. Những con đường phủ kín cây xanh nhiệt đới nay cũng không còn, vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Thời điểm năm 2016, khi Sở Xây dựng Khánh Hòa khi kiểm tra phát hiện chủ đầu tư thực hiện nhiều hạng mục sai giấy phép, vài công trình chưa được cấp phép, cơ quan này đã lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chủ đầu tư dừng thi công.
Tuy nhiên, chủ đầu tư không chấp hành mà vẫn cho máy móc đào bới, đổ trụ móng trong khuôn viên di tích lầu Bảo Đại. Đến tháng 5/2018, Sở Xây dựng Khánh Hòa tiếp tục kiểm tra và phát hiện thêm sai phạm. Cụ thể, biên bản vi phạm hành chính (lần 2, tháng 5/2018) của Sở Xây dựng Khánh Hà, chủ đầu tư Công ty Hà Đô và đơn vị thi công Công ty CP Hà Đô 1 (đều thuộc Tập đoàn Hà Đô) cho máy móc đào bới di tích danh thắng lầu Bảo Đại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ.
Doanh nghiệp đã tự tiện đổ bê tông làm hàng loạt trụ móng để xây thêm 2 công trình khách sạn khi chưa có giấy phép, với tổng diện tích gần 800 m2.
Vào đầu tháng 7/2019, chủ đầu tư không còn xây dựng để điều chỉnh lại dự án theo hướng "cải tạo các biệt điện làm nơi trưng bày, tham quan, ăn uống để làm sao cho khai thác hiệu quả nhưng vẫn bảo tồn vẫn giữ được kiến trúc thay vì làm khách sạn như qui hoạch lúc đầu".
Do thời gian dừng dự án quá lâu khiến các hiện vật và 5 biệt thự xuống cấp. Cảnh quan xung quanh vô cùng nhếch nhác khi núi đồi đang bị đào bới, cây cối chết dần.
Người dân từng biết và đến lầu Bảo Đại, đặc biệt là người dân TP Nha Trang không khỏi bức xúc khi nhìn thấy lầu Bảo Đại ngày càng xuống cấp.
Một cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho hay khi cấp phép cho doanh nghiệp đào núi, xây biệt thự, ông đã góp ý là không nên, vì việc này đi ngược quy luật bảo tồn di tích bởi di tích lầu Bảo Đại là một khối kiến trúc độc đáo, các ngôi biệt thự kết hợp hài hòa với cảnh quan xung quanh. Vì vậy nếu doanh nghiệp đào làm móng công trình sẽ làm biến dạng ngọn núi, ảnh hưởng đến kết cấu địa chất.
Theo lãnh đạo Công ty Khánh Hà, chủ đầu tư đang báo cáo, giải trình Sở Kế hoạch Đầu tư để điều chỉnh qui hoạch theo ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. "Sau khi điều chỉnh lại qui hoạch và có giấy phép xây dựng chúng tôi sẽ gấp rút triển khai dự án. Chủ đầu tư đang cố gắng để triển khai lại dự án", ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Công ty Khánh Hòa chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Kiên cũng cho biết chưa nắm về việc các biệt thự và hiện vật xuống cấp do mới thay vị trí của người tiền nhiệm chưa lâu.
Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Khánh Hóa, dự án điều chỉnh qui hoạch Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất thỏa thuận tại công văn số 396/BVHTTDL-DSVH ngày 28/2/2019.
Trong đó nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị được giao sử dụng, khai thác như sau: "Danh lam thắng cảnh Biệt thự Cầu Đá (Khu biệt thự Bảo Đại) đã được đươc vào Danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2018. Do đó, cần bảo vệ và tổ chức khai thác, kinh doanh tại khu vực (khi được UBND tỉnh giao) dưới dự quản lý giám sát của cơ quan chức năng về văn hóa, thể thao và du lịch theo qui định của pháp luật về di sản văn hóa".
Đề nghị xử lý nghiêm các dự án trên sườn đồi, núi tại Khánh Hòa
Theo lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, việc quản lý quy hoạch, xây dựng trên các sườn đối ở Nha Trang là những vấn đề nóng, chưa được xử lý tốt.
Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VI, khai mạc kỳ họp thứ 8. Tại phiên thảo luận về kinh tế- xã hội, các đại biểu đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến một số dự án trên các sườn đồi, núi tại thành phố Nha Trang.
Vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch các dự án xây dựng trên các sườn đồi, núi tại thành phố Nha Trang được các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm.
Đại biểu Nguyễn Ngô, cho rằng, việc quản lý quy hoạch xây dựng tại tỉnh Khánh Hòa đang có nhiều bất cập. Cụ thể, tại núi Cô Tiên, phường Vĩnh Hòa, với diện tích gần 1.500 ha, có gần 20 dự án đã được thỏa thuận địa điểm, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mặc dù chưa được phê duyệt quy hoạch 1/2000 nhưng nhiều dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500, phần lớn các dự án có mục đích phân lô, bán nền. Thậm chí có những dự án chỉ 2-3 ha vẫn được cấp giấy phép.
"Đề nghị tỉnh cho biết, quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 chưa được phê duyệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa có nhưng lại phê duyệt quy hoạch 1/500 cho từng dự án. Dẫn đến diện tích xanh giảm xuống, nguy cơ sạt lở cao. Hướng xử lý sắp đến như thế nào?", đại biểu Nguyễn Ngô nói.
Tại thành phố Nha Trang, hiện có hơn 40 dự án trên các sườn đồi, núi thuộc các xã, phường ngoại thành. Trong đó, tập trung tại phường Vĩnh Hòa, xã Phước Đồng. Nhiều dự án quy hoạch đã lâu nhưng không thi công, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Qua rà soát, chỉ riêng tại núi Cô Tiên, có đến 17 dự án không phù hợp quy hoạch, 7 dự án diện tích phù hợp quy hoạch nhỏ hơn diện tích dự án.
Đại biểu Nguyễn Lê Đình Trị đề nghị cần thu hồi các dự án chậm triển khai, xử lý các dự án không đầy đủ thủ tục pháp lý: "Các thủ tục pháp lý của dự án này gần như đầy đủ mà không thấy tiến hành, san ủi, chở đất đá, vật liệu ra bên ngoài, hoặc làm thay đổi diện mạo của khu vực dự án...".
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho rằng, việc quản lý quy hoạch, xây dựng trên các sườn đối là những vấn đề nóng, chưa được xử lý tốt.
"Thời gian qua, chúng ta quên việc cấp giấy phép đầu tư nhưng thiếu đi công tác bảo vệ môi trường, rừng, núi, hồ, sông, biển cả. Núi thì xẻ núi ra, biển thì lấp biển, sông thì lấp sông, địa phương phải thực hiện nghiêm chứ nếu không sẽ tiếp tục vi phạm. Chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý mà lại cho chia lô, bán nền", ông Tuân nêu rõ./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.