Ngay khi xuất hiện Clip trên bảo mẫu bạo hành bé gái khoảng 3 tuổi tại nhà trẻ “Sắc màu tuổi thơ”, phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, (An Giang), chủ cơ sở đã chủ động tạm ngưng hoạt động. Hiện, Công an An Giang đang vào cuộc điều tra, làm rõ.
Trước khi xảy ra cảnh bảo mẫu bạo hành trẻ tại An Giang, ở nhiều thành phố lớn cũng đã xảy ra. Câu hỏi khi nào hết cảnh bảo mẫu bạo hành trẻ tại các trường tu thục chắc chắn vẫn chưa có câu trả lời.
Tối ngày 24/8, trên Internet xuất hiện video clip ghi lại cảnh 1 bảo mẫu trong lúc cho các bé ăn đã dùng tay tát mạnh vào vùng mặt, đầu một bé gái khoảng 3 tuổi.
Cảnh 1 bảo mẫu dùng lược chải tóc, và cây màu xanh đánh vào một bé gái mặc áo màu vàng cùng với đó là cảnh bảo mẫu dùng tay đánh mạnh vào đỉnh đầu bé trai trong lúc cho bé ăn.
Clip trên được xác định diễn ra tại nhóm trẻ “Sắc màu tuổi thơ” (phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ngay khi xuất hiện clip đã nhanh chóng lan truyền trên Internet, nhiều phụ huynh gửi trẻ tại đây vô cùng phẫn nộ.
Được biết, bảo mẫu bạo hành cháu gái nói trên là bà Trần Thị Bảo Trân (SN 1997), quê ở Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, bà này được nhận vào làm tại nhóm trẻ "Sắc màu tuổi thơ” từ tháng 10/2017.
Ngay sau khi xem clip bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Chủ cơ sở nhóm trẻ "Sắc màu tuổi thơ” đã chủ động đến gặp và xin lỗi phụ huynh. Đồng thời đến UBND và Công an phường Bình Khánh trình báo sự việc, tự xin tạm ngưng hoạt động của nhóm trẻ, chờ cơ quan chức năng điều tra xử lý rõ sự việc.
Trưa 25/8, mặc dù cơ sở nhóm trẻ "Sắc màu tuổi thơ” đã thông báo tạm ngưng hoạt động nhưng rất đông phụ huynh và người dân trên địa bàn thành phố Long Xuyên kéo đến đây bày tỏ thái độ với cách hành xử của bà Trân.
Ngay sau phát hiện sự việc, tối 24/8, Công an thành phố Long Xuyên đã xuống hiện trường và làm việc ban đầu với những người có liên quan. Sáng ngay 25/8, Đoàn công tác liên ngành do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã trực tiếp xuống cơ sở để làm rõ sự việc.
Trao đổi với Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, ông này cho biết, Công an TP Long Xuyên đang làm việc với với một bảo mẫu làm việc cho cơ sở chăm sóc trẻ ở phường Bình Khánh. Bước đầu, bảo mẫu thừa nhận hành vi đánh đập các bé. Chúng tôi đang củng cố hồ sơ để xem đủ yếu tố xử lý hình sự bảo mẫu hay không.
Những năm gần đây tại một số cơ sở trông trẻ tư thục ở các TP. lớn thường xuyên xuất hiện cảnh bảo mẫu bạo hành trẻ khi đến đây gửi.
Gần đây nhất, Công an quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) đã khởi tố vụ án với tội danh Hành hạ trẻ em. Công an đang củng cố hồ sơ để khởi tố hình sự bà Đinh Thị Hồng người có hành vi bạo hành với nhiều trẻ tại cơ sở mầm non do bà này làm chủ cơ sở.
Trước đó, dư luận Đà Nẵng xôn xao khi mạng xã hội chia sẻ clip kèm các hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ em bằng cách kẹp cổ đút cháo, dùng hai tay kẹp ngang cổ nhấc em nhỏ. Ngay sau đó, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra vụ việc. Bà Hồng được xác định là người phụ nữ hành hạ trẻ em trong clip.
Được biết nhóm trẻ của bà Hồng trông giữ 14 cháu, cháu nhỏ bị kẹp cổ trong clip tên là Phong (28 tháng tuổi). Hiện cơ quan chức năng cùng gia đình đang kiểm tra sức khỏe các trẻ được gửi giữ tại cơ sở Mẹ Mười. Sau khi sự việc xảy ra, UBND Chính Gián (Thanh Khê) cũng đã rút giấy phép hoạt động cơ sở mầm non này.
Trước đó, cũng còn nhiều vụ bảo mẫu bạo hành trẻ nhỏ khác, sau khi dư luận lên tiếng các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại các thành phố lớn, số lượng công nhân tại các khu công nghiệp lớn, kéo theo đó, lượng trẻ bé vào độ tuổi đến trường đông, nhiều phụ huynh không có điều kiện về kinh tế và thời gian để gửi con, em mình tại các trường công nên phương án gửi các cơ sở trường tư thục là hợp lý và thuận lợi nhất.
Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát các cơ sở trường tư thục như thế nào cho hiệu quả thì đang là một vấn đề mà ngành giáo dục và chính quyền địa phương còn lúng túng, quản lý chưa thực sự có hiệu quả.
Và câu hỏi khi nào hết cảnh bảo mẫu bạo hành trẻ tại các trường tư thục chắc chắn vẫn chưa có câu trả lời?.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.