Liên quan đến vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mới đây, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam thêm một đối tượng.
Theo đó, đối tượng bị bắt giữ là Hoàng Khánh Huy, sinh năm 1972, trú tại 27/52, đường Thánh Gióng, phường Thuận Lộc, TP. Huế. Huy nguyên là Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. Huế.
Cơ quan Công an cho biết, năm 2015, UBND phường Thủy Xuân, TP. Huế có nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bà Nguyễn Thị Cẩn (sinh năm 1934, trú tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) tại hai thửa đất số 51 và 52, tờ bản đồ số 12 (địa chỉ Tổ 19, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP. Huế) với diện tích lần lượt là 2.259,1m2 và 1.613,3m2, loại đất ở tại đô thị, không thu tiền sử dụng đất.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bà Nguyễn Thị Cẩn, các đối tượng gồm: Hoàng Khánh Huy (sinh năm 1972, trú phường Thuận Lộc, TP. Huế) - nguyên là Trưởng phòng Phòng TN&MT TP. Huế; Nguyễn Văn Hòa (sinh năm 1970, trú phường Thủy Xuân, TP. Huế) - nguyên Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân; Dương Văn Quỳnh (sinh năm 1984, trú phường An Tây, TP. Huế) - nguyên là nhân viên hợp đồng phụ trách địa chính phường Thủy Xuân (TP. Huế); Nguyễn Lê Mạnh Hiền (sinh năm 1983, trú phường Thủy Xuân, TP. Huế) - nhân viên Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai TP. Huế; Hà Xuân Dẫn (sinh năm 1964, trú phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) - nhân viên Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai TP. Huế; Hoàng Thiện Tín (sinh năm 1987, trú phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) - chuyên viên phòng TN&MT TP. Huế đã không xác minh thẩm định độ chính xác, tính pháp lý chưa làm đầy đủ hết trách nhiệm của mình, đã duyệt hồ sơ và trình lên UBND TP. Huế ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho bà Nguyễn Thị Cẩn tại 2 thửa đất kể trên.
Cụ thể, thực tế bà Nguyễn Thị Cẩn không có nhà ở, không trực tiếp sử dụng đất trên thửa số 51 và 52 tính từ năm 1968 đến nay và không nộp thuế, không kê khai đăng ký qua các lần đo đạc, không có hộ khẩu thường trú tại địa phương, không làm ăn sinh sống tại địa phương. Sau đó, cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Theo đó, nhóm đối tượng kể trên đã thiếu trách nhiệm trong thời gian công tác, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước gần 4 tỷ đồng.
Trước đó, các đối tượng gồm: Nguyễn Văn Hòa, Dương Văn Quỳnh, Nguyễn Lê Mạnh Hiền, Hà Xuân Dẫn, Hoàng Thiện Tín đã bị cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 3/11.
Hiện, cơ quan Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án và xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.