Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020 | 18:58

TT - Huế: Người dân mất mùa… rơm

Rơm khô là nguồn nguyên liệu để người dân tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế sản xuất nấm rơm. Tuy nhiên, đợt bão lụt vừa qua đã khiến rất nhiều rơm khô ở đây bị ngập nước và không thể sử dụng được nữa.

Xã Phú Lương được xem là “vựa nấm rơm” của tỉnh Thừa Thiên - Huế bởi hầu hết các gia đình đều trồng nấm suốt hàng chục năm qua. Cũng vì thế, sau mỗi vụ thu hoạch lúa người dân lại tích trữ rất nhiều rơm khô để trồng nấm giúp tăng thêm thu nhập và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, đợt bão lụt vừa qua đã khiến một lượng lớn rơm khô bị ngập nước và không thể sử dụng được nữa. Việc rơm khô bị ngập nước khiến hàng trăm hộ dân thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất nấm. Cùng với đó là những thiệt hại về kinh tế mà người dân nơi đây đang phải gánh chịu.

Chị Phan Thị Thúy (45 tuổi, trú tại xã Phú Lương) cho biết, gia đình chị trồng 4 mẫu lúa, toàn bộ rơm khô đều được đưa về tích trữ để trồng nấm. Đợt bão lụt vừa qua đã khiến cho khoảng 200 cục rơm khô là nguyên liệu làm nấm của gia đình bị ngập nước và không thể sử dụng được nữa.

“Rơm khô tại ruộng nhà mình và tôi đi mua thêm ở những nơi khác về tích trữ giờ bị ngập nước quá nửa rồi. Nếu rơm trong ruộng nhà mình thì công thuê họ cuộn và chở về đến nhà là khoảng 18 - 20 nghìn đồng/01 cuộn”, chị Thúy nói.

Cùng cảnh ngộ với gia đình chị Thúy, gia đình ông Ngô Văn Thi (54 tuổi, trú tại xã Phú Lương) có khoảng 300 cục rơm khô đã bị ngập nước. “Sau vụ hè thu vừa rồi, gia đình tôi đã bỏ ra khoảng 10 triệu đồng để thuê người ta cuộn rơm, chở về nhà và mua thêm rơm khô nữa. Nhưng sau đợt lụt vừa rồi giờ tôi chỉ còn đủ rơm để trồng nấm trong khoảng 1 tháng nữa thôi”, ông Thi cho biết.

Anh Ngô Văn Khôi (42 tuổi, trú tại xã Phú Lương) cho hay, gia đình vừa buôn bán, vừa làm ruộng và trồng nấm rơm. Nếu thuận lợi, 03 vòm trồng nấm rơm có thể mang lại cho gia đình nguồn thu nhập từ 3 - 4,5 triệu/tháng.

Trong lúc tích góp phần rơm khô có thể sử dụng để trồng lứa nấm mới anh Khôi cho biết, đợt bão lụt vừa qua nước dâng cao nên hầu hết rơm khô của các hộ dân trồng nấm đều bị ngập nước và không thể sử dụng được nữa.

Trao đổi với Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND xã Phú Lương Hồ Viết Thuyên cho biết, đợt bão lụt vừa qua đã khiến khoảng 80% nhà của người dân ở địa phương bị ngập. Hiện, UBND xã đã thống kê các thiệt hại do bão lụt tại địa phương và báo cáo với huyện Phú Vang.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Kinh tế nông thôn ghi nhận được tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế:

 

Rơm bị ngập nước lâu ngày nên không thể trồng nấm được nữa.
Rơm bị ngập nước lâu ngày nên không thể trồng nấm được nữa.

 

 

Dễ dàng bắt gặp những ụ rơm của những người dân tại xã Phú Lương bị ngập nước trong đợt bão lụt vừa qua.
Dễ dàng bắt gặp những ụ rơm của những người dân tại xã Phú Lương bị ngập nước trong đợt bão lụt vừa qua.

 

Mỗi cuộn rơm này tốn 18 - 20 nghìn đồng công thuê máy cuộn và vận chuyển từ ruộng về nhà.
Mỗi cuộn rơm này tốn 18 - 20 nghìn đồng công thuê máy cuộn và vận chuyển từ ruộng về nhà.

 

Người dân đang gặp khó khăn trong việc xử lý số lượng rơm bị ngập nước này.
Người dân đang gặp khó khăn trong việc xử lý số lượng rơm bị ngập nước này.

 

Chị Thúy đang kiểm tra rơm bị ngập nước.
Chị Thúy đang kiểm tra rơm bị ngập nước.

 

Đợt bão lụt vừa rồi đã khiến 02 vòm nấm chuẩn bị được thu hoạch của gia đình chị Thúy bị ngập nước, hư hỏng.
Đợt bão lụt vừa rồi đã khiến 02 vòm nấm chuẩn bị được thu hoạch của gia đình chị Thúy bị ngập nước, hư hỏng.

 

Ụ rơm nhà ông Thi cũng bị ngập sâu trong nước.
Ụ rơm nhà ông Thi cũng bị ngập sâu trong nước.

 

Khiến số rơm còn lại chỉ đủ dùng trong khoảng 1 tháng.
Khiến số rơm còn lại chỉ đủ dùng trong khoảng 1 tháng.

 

Anh Khôi chọn phần rơm khô còn có thể sử dụng để tiến hành trồng lứa nấm mới.
Anh Khôi chọn phần rơm khô còn có thể sử dụng để tiến hành trồng lứa nấm mới.

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top