Nhiều năm qua, chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được UBND tỉnh Bình Định đặc biệt quan tâm, góp phần tạo nên diện mạo mới ở khu vực nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Một tuyến đường GTNT ở xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước) được bê tông hóa.
4.451km đường GTNT được bê tông hóa
Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Bình Định, trên địa bàn tỉnh có 8.527km đường GTNT. Những năm qua, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm đường GTNT; nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ”, Bình Định đã chi ngân sách hàng ngàn tỉ đồng hỗ trợ xi măng, chính quyền các địa phương đã kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư, vận động nhân dân đóng góp, hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc… để từng bước hoàn thiện hệ thống GTNT. Đến nay, toàn tỉnh đã bê tông hóa được 4.451km đường GTNT, riêng năm 2016 bê tông hóa được gần 300km với tổng kinh phí thực hiện 283,1 tỉ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ xi măng đến chân công trình với giá trị 80,14 tỉ đồng; còn lại là vốn ngân sách địa phương hỗ trợ, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác).
Ông Trần Thanh Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT Bình Định, đánh giá: Xây dựng và phát triển GTNT đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và miền núi, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Qua thực hiện chương trình, đông đảo người dân vùng nông thôn đã nhiệt tình ủng hộ, tạo được sự chuyển biến tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy phong trào XDNTM. Người dân tự nguyện hiến đất, tháo dỡ vật kiến trúc hay tự nguyện chặt bỏ cây trồng để làm đường GTNT mà không yêu cầu bồi thường.
Ông Nguyễn Đình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho biết: “Từ khi tỉnh có chủ trương hỗ trợ xi măng làm đường GTNT, phong trào xây dựng và bê tông hóa GTNT trên địa bàn huyện lan tỏa khá mạnh mẽ, nhất là ở các địa phương XDNTM. Đến nay, toàn huyện có hơn 427km/638km đã được bê tông nhựa và bê tông xi măng, chiếm gần 70% tổng số tuyến đường giao thông trong huyện. Đường trục xã, liên xã cơ bản đạt chuẩn; đường trục thôn được cứng hóa 70%; đường ngõ, xóm không còn lầy lội vào mùa mưa. GTNT phát triển đã tác động trực tiếp tới các lĩnh vực phát triển KT-XH của huyện theo hướng nhanh và bền vững; mang lại diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Toàn huyện đã có 6/11 xã đạt chuẩn XDNTM gồm: Phước An, Phước Thành, Phước Nghĩa, Phước Hưng, Phước Lộc và Phước Sơn”.
Ông Thái Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc (xã về đích NTM năm 2016 của huyện Tuy Phước), cho biết: Trước đây, người dân các thôn Đại Tín, Quảng Tín, Trung Thành, Phú Mỹ 2… gặp nhiều khó khăn khi hệ thống GTNT chưa hoàn thiện, thường xuyên phải chịu cảnh “nắng bụi, mưa bùn”. Chính vì vậy, khi xã triển khai thực hiện chương trình bê tông hóa đường GTNT, bà con ủng hộ rất nhiệt tình. Đến nay, hầu hết các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn, xóm, giao thông nội đồng tại địa phương đã được bê tông hoàn chỉnh.
Năm 2017: bê tông hóa 558km đường GTNT
Xác định đầu tư hạ tầng GTNT là “chìa khóa” quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và miền núi, ngành GTVT Bình Định tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào làm đường GTNT trên địa bàn toàn tỉnh. Với mục tiêu cụ thể đến năm 2020, 100% đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 70% đường trục thôn, làng và đường liên thôn, làng được bê tông, cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 100% đường ngõ, xóm không lầy lội vào mùa mưa; 70% đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Năm 2017, Bình Định bê tông hóa được 558km đường GTNT.
Ông Trần Thanh Dũng, Phó giám đốc Sở GTVT Bình Định, cho biết thêm: Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ toàn bộ lượng xi măng với khối lượng 220 tấn xi măng/km đường GTNT loại A; 170 tấn xi măng/km đường loại B; 110 tấn xi măng/km đường loại C; 90 tấn xi măng/km đường loại D. Riêng đối với các tuyến đường giao thông liên xã, trục chính của xã được xây dựng theo quy mô đường GTNT loại A, ngoài nguồn vốn được hỗ trợ bằng xi măng nêu trên, tỉnh còn hỗ trợ thêm 200 triệu đồng/km đường. Phần còn lại là ngân sách huyện, vốn lồng ghép từ các chương trình và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Phú Mỹ
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.