Theo kế hoạch, ngày 30/11/2018, công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề - Sóc Trăng) thuộc Hợp phần C - Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Thế nhưng đến nay, diện mạo của bến cá hàng chục tỷ đồng này khiến người dân thất vọng…
Quy mô hoành tráng
Ngày 28/06/2016, tại ấp Mỏ Ó, diễn ra Lễ khởi công công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó thuộc Hợp phần C - Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ, Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng (Dự án CRSD). Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, đơn vị quản lý là Ban quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư cho công trình này trên 46,2 tỷ đồng (trong đó vốn Ngân hàng Thế giới (WB) hơn 39,2 tỷ đồng; vốn ngân sách trên 6,9 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó có quy mô khá hoành tráng, bao gồm các hạng mục: Công trình giao thông (Kè kết hợp bến 200 CV chiều dài kè kết hợp bến cá 108,3m; Đường nội bộ, bãi xe và vỉa hè; Đường vào bến cá chiều dài 1.864,95m, bề rộng mặt đường 5,5m); Công trình thủy lợi: tuyến kè bảo vệ bờ chiều dài 111,9m; Công trình dân dụng (San lấp mặt bằng diện tích 8.419m2; Hệ thống cấp điện; Hệ thống cấp nước - PCCC; Hệ thống thoát nước; Hệ thống xử lý nước thải; Cổng, tường rào; Nhà điều hành; Nhà vệ sinh; Nhà bảo vệ; Nhà tiếp nhận và phân loại cá; Sân các khu nhà). Tổng diện tích đất sử dụng của công trình là 1,57ha.
Đơn vị thi công là Liên danh Công ty CP Xây dựng Hồng Lâm và Công ty CP Công trình thủy VINAWACO. Thời gian thực hiện từ ngày khởi công đến ngày 30/11/2018 (17 tháng).
Một cán bộ ngành thủy sản Sóc Trăng cho biết, Sóc Trăng là tỉnh có thế mạnh về kinh tế biển; khai thác và chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn có tiềm năng phát triển, góp phần tăng GDP của tỉnh nhà. Do đó, việc xây dựng nâng cấp bến cá Mỏ Ó tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận, tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền đánh bắt của địa phương cũng như các tàu thuyền khác hoạt động đánh bắt trong ngư trường khu vực.
Đồng thời, là cơ sở để triển khai công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng dẫn ngư trường, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn biển đảo là điều rất cần thiết.
Ngổn ngang khi sắp bàn giao
Công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó là khát vọng, là ước mơ từ nhiều đời nay của người dân ấp Mỏ Ó. Bến cá Mỏ Ó khi hình thành và đi vào hoạt động không chỉ thu hút các tàu ở địa phương mà còn thu hút các tàu có công suất lên đến 200CV từ các tỉnh khác đến vận chuyển hải sản, tiếp nhiên liệu, nước đá, nước ngọt, lương thực thực phẩm… phục vụ cho các chuyến ra khơi. Và từ đây sẽ hình thành và phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân ấp Mỏ Ó, tạo thêm nguồn sinh kế mới, vì vậy, có thể nói Bến cá Mỏ Ó là khát vọng và cơ hội đổi đời của người dân ấp Mỏ Ó.
Thế nhưng, cho đến đầu tháng 8/2019, chúng tôi đến bến cá Mỏ Ó thì thấy công trình trên 46 tỷ đồng này vẫn còn ngổn ngang. Nhiều vị trí được đập phá, dỡ lên có lẽ vì không đảm bảo chất lượng; nhiều nắp cống thoát nước nội bộ cũng được lật lên vì nước không thoát ra được (dù chưa chính thức đưa vào sử dụng); có chỗ bờ kè bị nứt thành vệt dài; nền sân có chỗ bị sụt lún; nhiều trụ nước chữa cháy bị hoen gỉ; hệ thống tường rào bao quanh có dấu hiệu bị sụt, nghiêng, rất dễ bị đổ sập; các dãy nhà làm việc không một bóng người…
Ông Nguyễn Văn Thanh (người dân) cho biết: “Khi khởi công bến cá, bà con ở đây rất mừng vì nghe nói sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi có công ăn việc làm. Nhưng đến nay, công trình chưa xong, chưa thấy bóng dáng bến cá đâu. Nhìn bến cá này khó ai tin được rằng kinh phí xây dựng lên đến hàng chục tỷ đồng”.
Theo một cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng, bến cá Mỏ Ó chưa được bàn giao cho Ban quản lý Cảng Trần Đề vì chưa hoàn thiện.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.