Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 7 năm 2020 | 21:12

"Bí quyết" giúp huyện Cẩm Xuyên hiện thực hóa các mục tiêu

Quyết tâm cao trên hành trình không ngưng nghỉ, sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã khoác lên mình diện mạo mới, tự tin “cán đích” huyện NTM trong năm 2020 và phấn đấu cán đích huyện NTM nâng cao vào năm 2024.

Tự tin “cán đích” huyện NTM
 
Cũng như nhiều người con Cẩm Xuyên xa quê khác, kỳ nghỉ hè năm nay anh Nguyễn Văn Hà (xã Cẩm Yên) quyết định cho các con về quê. Rảo bước trên những con đường bê tông phẳng lỳ, dài tít tắp, những nếp nhà khang trang, trong vườn cây trái trĩu quả, ngoài đường hệ thống camera an ninh được trang bị khắp các tuyến đường… lòng anh không khỏi lâng lâng, tự hào.
 
cx8.jpg

Khơi sức dân, Cẩm Xuyên đã xây dựng được nhiều miền quê đáng sống.

 
“Vui nhất là khi được tận mắt chứng kiến nhịp sống hối hả trong các phiên chợ quê, đi đâu cũng được nghe bà con chia sẻ về những kết quả đáng tự hào trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, ANTT đảm bảo, thôn xóm yên bình, cảnh quan, vệ sinh môi trường sạch, đẹp. Tình làng - nghĩa xóm gắn bó keo sơn… Đúng là, NTM đã giúp dân ăn ngon hơn, ở sướng hơn, làng xóm đẹp hơn” anh Hà phấn khởi chia sẻ.
 
cx14.jpg
 
Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Đăng Nhật cho biết: “Với niềm tự hào là miền quê cách mạng, quê hương của Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã trở thành động lực để các thế hệ người dân Cẩm Xuyên không ngừng nỗ lực, vươn lên học tập và xây dựng quê hương, tự tin cán đích huyện NTM”.
 
cx6.JPG
Sự thụ hưởng về kinh tế, văn hóa, là giá trị cốt lõi mà NTM đem lại cho người dân.

Bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đạt NTM với xuất phát điểm thấp, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng xuống cấp. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm sáng tạo, bài bản, đến nay, Cẩm Xuyên đã huy động được tổng lực, tạo chuyển biến rõ nét trong chương trình xây dựng NTM.

 

cx13.jpg
Bằng nhiều cách làm sáng tạo, bài bản, đến nay, Cẩm Xuyên đã huy động được tổng lực, tạo chuyển biến rõ nét trong chương trình xây dựng NTM.
Sau 10 năm xây dựng NTM, đến nay Cẩm Xuyên có 135,58km/135,58km đường liên xã, trục xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 179,33km/227,82km đường trục thôn, liên thôn được kiên cố, cứng hóa. Tổng nguồn lực huy động trong 10 năm đạt gần 3.100 tỷ đồng, trong đó vốn Nhân dân đóng góp 776,29 tỷ đồng, chiếm 25,1%.
 
lua-cx.jpg

Cẩm Xuyên luôn dẫn đầu toàn tỉnh năng suất lúa nhờ đột phá trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn...

 

Toàn huyện có 63 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, có 822 vườn đã được công nhận đạt chuẩn vườn mẫu; cơ cấu bộ giống lúa chủ lực, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tăng năng suất, chất lượng. Thu nhập bình quân trên địa bàn năm 2019 đạt 36,19 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,04%. Đến nay, toàn huyện Cẩm Xuyên có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.
 
cx10.jpg

Mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng theo ứng dụng công nghệ IoT tại xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên)

 

Thành công lớn nhất trong Chương trình xây dựng NTM ở Cẩm Xuyên đó chính là sức dân đã được khơi dậy một cách mạnh mẽ. Nhờ đó, 5 năm qua, người dân Cẩm Xuyên đã hy sinh lợi ích cá nhân, hiến trên 611 ngàn m2 đất, gần 750 ngàn ngày công.

Quan trọng hơn, Chương trình xây dựng NTM là cơ hội để người dân Cẩm Xuyên trở thành chủ thể, làm thay đổi cuộc sống. Sự thụ hưởng về kinh tế, văn hóa, là giá trị cốt lõi mà NTM đem lại cho người dân.
 
Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
 
“Muốn phát triển bền vững phải coi văn hóa là yếu tố cốt lõi, phải xây dựng được nét văn hóa, con người văn hóa nông thôn mới. Đó là làng quê yên bình, môi trường xanh, sạch đẹp, mối quan hệ gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng thôn xóm bền chặt. Người dân có ý thức cao trong việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, bảo tồn và phát huy những nét văn hoá truyền thống. Bên cạnh lợi thế tự nhiên, Cẩm Xuyên là quê hương có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: khu lưu niệm và mộ cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn… nên dễ dàng kết nối các tour tuyến. Trong tương lai, Cẩm Xuyên sẽ xây dựng các tour du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm nông thôn mới. Để khởi động kế hoạch, tháng 6/2020, huyện Cẩm Xuyên đã khai trương gian hàng các sản phẩm OCOP tại khu du lịch Thiên Cầm”, ông Phạm Đăng Nhật khẳng định.
 
cx9.jpg

Hò chèo cạn tại miếu Ngư Ông - xã Cẩm Nhượng

 
Cẩm Xuyên là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái và thương mại – dịch vụ. Đầu tư, khai thác và phát triển du lịch, huyện Cẩm Xuyên đã và đang “hái quả ngọt” từ những nỗ lực. Năm 2019, các điểm du lịch trên địa bàn thu hút hơn 600.000 lượt du khách, qua đó đưa về doanh thu hơn 180 tỷ đồng. Trong cơ cấu GRDP toàn huyện năm 2019, tỷ trọng thương mại – dịch vụ - du lịch chiếm 36%.
 
Trong phát triển đô thị, Cẩm Xuyên đã thu hút 4 dự án đầu tư có quy mô lớn. Nổi bật như dự án khu dân cư, đô thị tại nút giao thông đường tránh QL 1A (xã Cẩm Vịnh) với diện tích 24,35 ha, tổng mức đầu tư trên 555,8 tỷ đồng; dự án khu dân cư đô thị ven Sông Hội diện tích 21,18 ha, tổng mức đầu tư 878 tỷ đồng; khu dân cư tổ dân phố Trần Phú, thị trấn Thiên Cầm diện tích 4,18 ha, tổng mức đầu tư trên 58 tỷ đồng…
 
Trong lĩnh vực năng lượng, Cẩm Xuyên cũng thu hút được 2 dự án lớn. Dự án điện mặt trời Cẩm Hòa của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn, công suất 50 MWp với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành, đi vào phát điện, đóng góp lớn cho nguồn ngân sách nhà nước.
 
Dự án điện mặt trời tại xã Cẩm Hưng của Công ty GA Power PTE.LTD (CHLB Đức) công suất 29 MWp, tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng. Hiện nay, chính quyền địa phương đang tập trung giải phóng mặt bằng, triển khai dự án.
 
 
cx12.jpg

Hồ Kẻ Gỗ đã được quy hoạch du lịch sinh thái và được Tập đoàn TH True Milk tiến hành khảo sát, đề nghị đầu tư dự án nghỉ dưỡng, du lịch lòng hồ Kẻ Gỗ (Ảnh Thanh Hải).

 
Khai thác lợi thế từ biển Thiên Cầm và hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang định hướng thương mại – du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực mới phát triển KT-XH giai đoạn 2020 – 2025. Ngoài quy hoạch khu du lịch quốc gia Thiên Cầm rộng 1.557 ha, Cẩm Xuyên hiện đã hoàn thành các quy hoạch: khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ rộng hơn 4.800 ha (năm 2012), khu du lịch sinh thái núi Cẩm Lĩnh rộng 179 ha (năm 2012), khu thương mại – du lịch – dịch vụ tổng hợp Nam Cẩm Xuyên rộng 279 ha (năm 2013). Hoàn thành quy hoạch các điểm du lịch giúp Cẩm Xuyên thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát tìm hiểu.
 
Với những thế mạnh sẵn có, Huyện Cẩm Xuyên phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm khoảng 50% trong cơ cấu GRDP. Du lịch – dịch vụ sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025.
 
Trong không khí rực rõ cờ hoa chào mừng đại hội Đảng các cấp, những ngày này, người dân trên quê hương cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập càng thêm phấn khởi, tự hào hơn khi thành quả do chính mình xây dựng sắp được hái quả ngọt. Những kết quả nổi bật, quả ngọt hôm nay sẽ là tiền đề vững chắc để Cẩm Xuyên hiện thực hóa các mục tiêu nhiệm kỳ 2020 – 2025.
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top