Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2020 | 8:38

Bị thu hồi đất vì vi phạm, Công ty TNHH Chí Thành khởi kiện chính quyền: Tiền lệ xấu và bài học quản lý đất đai tại Quảng Nam

Với những vi phạm về đất đai, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thu hồi thu hồi đất của Công ty TNHH Chí Thành tại Khu đô thị số 6 thuộc KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Mặc dù hai phiên xét xử của tòa đều bác yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Chí Thành đề nghị tuyên hủy quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Quảng Nam, thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Nam nói chung và doanh nghiệp tham gia đầu tư, xây dựng dự án trên thị xã Điện Bàn nói riêng.

 

qn.jpg
Dự án của Công ty TNHH Chí Thành chậm triển khai, bỏ hoang. Ảnh: Báo Đầu thầu.

 

Lộ diện “chúa Chổm” nhận đất làm dự án nhưng triển khai phập phù

Công ty TNHH Chí Thành (Công ty Chí Thành), địa chỉ: số 15 Lô E, đường Lạc Long Quân, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người đại diện theo pháp luật là bà Lê Anh Phương - Giám đốc Công ty.

Ngày 31/8/2007, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2750/QĐ-UBND chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư số 06, thuộc Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc từ Công ty CP  Xây dựng giao thông Quảng Nam sang cho Công ty Chí Thành.

Sau đó, UBND tỉnh thu hồi, giao 566.000m2 đất cho Công ty Chí Thành để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu đô thị số 06, Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, huyện Điện Bàn (nay là UBND thị xã Điện Bàn).

Tuy nhiên, kể từ khi được giao đất, Công ty Chí Thành đã có nhiều vi phạm về đất đai dẫn đến việc UBND tỉnh Quảng Nam phải có biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp này.

Tại Kết luận Thanh tra số 106 /KL-UBND ngày 12/9/2016 do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký ban hành đã kết luận nhiều nội dung sai phạm trong sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của Công ty Chí Thành tại Khu đô thị số 6 và Khu đô thị số 11 thuộc KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Theo đó, sau nhiều năm được UBND tỉnh giao đất, Công ty Chí Thành vẫn chưa hoàn thành việc đầu tư các hạng mục, công trình, cho thấy việc triển khai dự án còn chậm, hiệu quả sử dụng đất chưa cao.

Qua kiểm tra thấy, Công ty Chí Thành đã nhiều lần vi phạm các cam kết về tiến độ thực hiện dự án; năng lực tài chính hiện tại của Công ty Chí Thành không đảm bảo để tiếp tục triển khai dự án (Cụ thể: Ngân hàng Tài chính dầu khí đã đề nghị tỉnh Quảng Nam giúp đỡ để xử lý nợ với số tiền hơn 750 tỷ đồng; đồng thời, theo Kết luận số 94/KL-TTCP ngày 24/01/2011 của Thanh tra Chính phủ và Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của UBND tỉnh thì hiện tại Công ty Chí Thành còn phải nộp tiền sử dụng đất: đối với Khu đô thị số 6 là 31.046.721.574 đồng và Khu đô thị số 11 là hơn 12.643.340.000 đồng).

Trong quá trình triển khai dự án, mặc dù đã được các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, nhưng Công ty Chí Thành đã không thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để hoàn thiện việc đầu tư, xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư, xác định nghĩa vụ tài chính đối với số tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước,...) là vi phạm quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng.

Đối với Khu đô thị số 6, Công ty Chí Thành không phối hợp triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng và không tiến hành lập phương án giá đất để thực hiện Quyết định số 3048/QĐ-UB ngày 19/9/2008 của UBND tỉnh về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty Chí Thành để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu đô thị số 6, KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Đối với diện tích đất 224.526,25m2 còn lại vẫn chưa triển khai xây dựng, người dân địa phương đang tận dụng để canh tác hoa màu, theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản của UBND tỉnh, Ban Quản lý Phát triển Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (Các biên bản làm việc vào các ngày: Ngày 05/7/2010, ngày 07/10/2010, ngày 23/02/2011, ngày 01/4/2011, số 09/BQL ngày 08/5/2012, ngày 10/8/2012, ngày 29/11/2012, số 5 ngày 28/3/2014 và nhiều văn bản, tờ trình của Công ty Chí Thành) thì Công ty Chí Thành đã vi phạm về tiến độ sử dụng đất, phải thu hồi theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam còn kết luận nhiều sai phạm của doanh nghiệp này tại Khu đô thị số 11.

Ngày 17/11/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 4081/QĐ-UBND thu hồi 224.526,24m2 đất tại Khu đô thị số 6 đã được UBND tỉnh giao cho Công ty Chí Thành do Công ty này chưa thực hiện việc đầu tư xây dựng và đưa diện tích đất trên vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Gây thiệt hại cho chủ đầu tư mới

Cho rằng Quyết định nêu trên của UBND tỉnh Quảng Nam là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, Công ty Chí Thành đã có đơn khởi kiện UBND tỉnh Quảng Nam gửi Tòa án.

Tuy nhiên, ở cả 2 cấp tòa là TAND tỉnh Quảng Nam và TAND cấp cao tại Đà Nẵng đều bác yêu cầu khởi kiến của Công ty Chí Thành.

Theo đó, tại Bản án hành chính Sơ thẩm số 86/HCST ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Quảng Nam đã quyết định áp dụng Điểm I, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013; Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Khoản 1, Điểm a, Khoản 2, Điều 193, Luật Tố tụng hành chính 2015 xử: Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Chí Thành về việc yêu cầu TAND tỉnh Quảng Nam hủy Quyết định số 4081/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 về việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai của Công ty TNHH Chí Thành tại Khu đô thị số 06.

Sau phiên xét xử, Công ty Chí Thành không đồng tình bản án của TAND tỉnh Quảng Nam nên đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên xét xử phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng diễn ra ngày 10/4/2018, Hội đồng xét xử tiếp tục nhận định và đánh giá: Công ty Chí Thành có vi phạm trong việc không xử dụng một phần diện tích được giao tại Khu đô thị số 6, việc chậm trễ này có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam, lãng phí đất khi một thời gian dài không được đưa vào sử dụng, gây bức xúc trong dư luận (Báo chí có đăng tải và phản ánh nhiều đến việc chậm tiến độ của Công ty Chí Thành…). Vì vậy, việc UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 4081/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 là phù hợp và đúng pháp luật, án sơ thẩm không chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Chí Thành là có căn cứ, tại cấp phúc thẩm không có chứng cứ nào mới cần được xem xét, do vậy đơn kháng cáo của Công ty Chí Thành không có cơ sở chấp nhận.

Căn cứ Khoản 1, Điều 241, Luật Tố tụng hành chính, cấp phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng không chấp nhận kháng cáo của Công ty Chí Thành. Giữ nguyên quyết định của Bản án số 86/2017/HC-ST ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Quảng Nam.

Sau bản án của cấp phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng, bà Lê Anh Phương, Giám đốc Công ty Chí Thành tiếp tục khiếu kiện theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với vụ việc. Ngoài ra, đại diện Công ty Chí Thành cũng có đơn thư gửi tới Tỉnh ủy Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam đề nghị dừng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những Block nằm trong dự án Khu đô thị Đất Quảng Riverside do Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam thuộc Tập đoàn Đất Quảng làm chủ đầu tư tại phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Đại diện chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam thuộc Tập đoàn Đất Quảng cho biết, Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam giao chủ đầu tư dự án xây dựng quỹ đất đối ứng tuyến đường trục chính KĐTM Điện Nam - Điện Ngọc (ĐT 603 nối dài).

Việc vướng vụ kiện kéo dài liên quan đến Công ty Chí Thành đã làm ảnh hưởng đến dự án mà Đất Quảng - Quảng Nam đang triển khai, gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi - bên thứ 3 ngay tình.

“Vụ việc đã được UBND tỉnh Quảng Nam thanh tra toàn diện, có kết luận rõ ràng, chi tiết, không có gì khuất, trải qua 2 cấp tòa đều bác bỏ đơn kiện và kháng cáo của Công ty Chí Thành. Chúng tôi là nhà đầu tư chân chính, đóng góp rất nhiều cho địa phương, đầu tư xây dựng dự án bằng cái tâm, năng lực thực sự của doanh nghiệp. Nhưng cứ mãi liên đới đến khiếu kiện của Công ty Chí Thành khiến chúng tôi rất mệt mỏi. Do đó, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm kết thúc vụ việc và làm rõ có hay không chiêu trò chơi xấu, cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ việc để làm ảnh hưởng đến môi trường của tỉnh Quảng Nam và gây thiệt hại cho Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam tại dự án” - đại điện chủ đầu tư dự án Đất Quảng Riverside nói.

Không chỉ riêng Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam, trên cả nước cũng có rất nhiều vụ việc chủ đầu tư mới - bên thứ 3 ngay tình bị vướng vào vụ việc “lùm xùm” liên quan đến các khiếu kiện của chủ đầu tư cũ làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư mới và tiến độ dự án đang được triển khai.

Bởi vậy, để giải quyết các vường mắc phát sinh, trước hết, các cơ quan chức có thẩm quyền cần xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử chung để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư mới khi đầu tư vào dự án nếu nảy sinh khiếu kiện từ chủ đầu tư cũ.

Hai là, đối với vụ việc này, đề nghị TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sớm có quyết định cuối cùng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam thuộc Tập đoàn Đất Quảng tại dự án đang được triển khai.

Ba là, đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, UBND thị xã Điện Bàn có biện pháp xử lý nghiêm, chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời, thường xuyên thanh tra, kiểm tra để chủ động, phát hiện sớm các sai phạm về đất đai, làm ăn theo kiểu chụp giật, bán đất “vịt giời” của một số chủ đầu tư, kiên quyết thu hồi các dự án vi nghiêm trọng nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tránh phát sinh các vụ khiếu kiện, khiếu nại kéo dài tương tự xảy ra.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.

 

Phan Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top