Các đối tượng khai thác cát trái phép khai thác lẫn lộn với các doanh nghiệp có giấy phép, làm hỗn loạn cả một đoạn sông Hà Thanh chạy qua xã Canh Vinh, huyện Vân Canh (Bình Định) vốn yên bình.
Được biết, các điểm khai thác cát tại xã Canh Vinh thì chỉ có vài doanh nghiệp được UBND tỉnh Bình Định cấp phép khai thác khoáng sản. Các doanh nghiệp này khai thác từ 1-3ha, thời gian từ 2-5 năm. Nhưng theo quan sát của chúng tôi, thì trên một đoạn sông Hà Thanh có tới hơn chục điểm khai thác máy múc, xe tải chở cát hoạt động rất rầm rộ.
Điểm chung của các doanh nghiệp này là thời gian khai thác cát bị chậm so với thời gian được cấp phép, do người dân nơi đây phản đối không cho doanh nghiệp tiến hành khai thác cát, sợ bờ sông bị sạt lở và làm khô cạn nguồn nước ngầm, giếng sinh hoạt người dân đang sinh sống gần khu vực sông Hà Thanh. Đến khi đi vào khai thác, các doanh nghiệp lại không cắm mốc chỉ giới tọa độ, cắm biển báo nguy hiểm, không lắp đặt camera mỏ cát nơi doanh nghiệp được phép khai thác.
Khẳng định với phóng viên qua điện thoại, ông Trần Kim Vũ, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: Huyện không bao che dung túng cho hành vi khai thác đất cát trái phép. Thời gian vừa qua, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan chức năng xử lý các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, gần đây, theo phản ánh của người dân thì tình trạng khai thác đất cát trái phép của một số cá nhân vẫn lén lút tiếp diễn. Mới đây, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương liên quan tăng cường công tác kiểm tra những điểm khai thác đất cát trên địa bàn huyện và đề xuất UBND huyện xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Trước đó, chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương về tình hình khai thác cát sỏi trái phép, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh đến việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, có dấu hiệu bao che, có nơi xử lý, có nơi không xử lý tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trở lại này của cát tặc. Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương tái diễn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập kết cát và vật liệu xây dựng trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm và trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, lập bến bãi thu mua cát, sỏi trái phép. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.