Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2018 | 11:14

Bộ mặt nông thôn Quảng Ngãi chuyển biến rõ nét

Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM),  nông thôn Quảng Ngãi đã “thay da đổi thịt”…

1.JPG
Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi chú trọng  chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

 

Tập trung XDNTM

Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời ban hành, sửa đổi bổ sung các nghị quyết và quyết định quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình XDNTM. Cấp ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố và xã đã ban hành các nghị quyết, quyết định chuyên đề về XDNTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn.

Quảng Ngãi đã sớm thành lập và kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo, bộ máy quản lý thực hiện Chương trình XDNTM từ cấp tỉnh đến tận xã, thôn để kịp thời chỉ đạo, điều phối việc thực hiện.

Cùng với nguồn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, tỉnh đã cân đối bố trí ngân sách địa phương để bổ sung nguồn lực cho chương trình. Đồng thời, huy động sự đóng góp của doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhờ vậy, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét.

Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn được quan tâm; các nội dung về văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường bước đầu được chú trọng, góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân nông thôn phát triển theo hướng lành mạnh hơn, văn minh hơn; hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và củng cố; an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn tiếp tục được giữ vững.

Đến cuối tháng 9/2018, 100% số xã (164 xã) hoàn thành Quy hoạch chung và có đề án XDNTM cấp xã. Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các huyện, thành phố, kết quả thực hiện Bộ tiêu chí NTM trên địa bàn Quảng Ngãi đến 30/9/2018  có chuyển biến tốt. Nhóm 1 (đạt 19 tiêu chí) 43 xã, tăng 2 xã (Tịnh Trà, Tịnh Sơn) so với cuối năm 2017, trong đó 41 xã đã được công nhận đạt chuẩn. Nhóm 2 (đạt 15 - 18 tiêu chí) 20 xã, tăng 6 xã. Nhóm 3 (đạt 10 - 14 tiêu chí) 49 xã, giảm 7 xã. Nhóm 4 (đạt 5 - 9 tiêu chí) 37 xã, tăng 2 xã. Nhóm 5 (đạt dưới 5 tiêu chí) 15 xã, giảm 3 xã.

Hàng năm, UBND tỉnh đều xem xét phân bổ vốn Trung ương cho các xã đạt chuẩn NTM để duy tu bảo dưỡng công trình, tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt và đạt chuẩn xã NTM bền vững.

Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành hỗ trợ xây dựng thí điểm 3 khu dân cư nông thôn kiểu mẫu; chỉ đạo tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí các xã NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 đối với các xã đã đạt chuẩn NTM.

Phát triển sản xuất, giải quyết nợ đọng

Ngoài việc khuyến khích các xã đạt chuẩn tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung phát triển sản xuất, gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với XDNTM; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao, tạo điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.

Từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương, tỉnh thực hiện Chương trình XDNTM năm 2018, UBND tỉnh đã phân bổ 55 tỷ đồng và phê duyệt 260 danh mục  dự án, mô hình để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đối với 164 xã. Các mô hình dự án chủ yếu là chăn nuôi (bò lai sinh sản, hươu lấy nhung, gà an toàn sinh học, heo bản địa, dê ...) và trồng trọt (trồng chuối, trồng cam, cau, hành ...). Đến nay, 26 mô hình dự án được UBND các huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, Sơn Tịnh 6 mô hình, Nghĩa Hành 4 mô hình, Bình Sơn 3 mô hình, Mộ Đức 10 mô hình và TP. Quảng Ngãi 3 mô hình.

So với nhiều địa phương trong cả nước, Quảng Ngãi bắt tay triển khai thực hiện Chương trình XDNTM tương đối muộn. Trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, bình quân cả tỉnh chỉ đạt 4,1 tiêu chí/xã (năm 2011), do đó, để  XDNTM đạt kết quả thì nhu cầu vốn đầu tư không hề nhỏ, ngân sách các cấp cho XDNTM chưa đáp ứng nhu cầu, trong khi các nguồn huy động khác như tín dụng, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cho XDNTM không đáng kể, nên tình trạng nợ đọng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng để đạt chuẩn đúng kế hoạch là khó tránh khỏi.

Trong khi ngân sách các cấp đầu tư trực tiếp cho Chương trình XDNTM còn nhiều hạn chế, khó khăn, UBND tỉnh đã và đang tập trung xây dựng giải pháp huy động các nguồn lực khác, các nguồn lực ngoài ngân sách để thực hiện: Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác; tăng cường huy động vốn qua kênh tín dụng, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, HTX; huy động nguồn lực xã hội hóa từ cộng đồng, để giảm mức tối đa phát sinh tình trạng phát sinh nợ đọng trong những năm tiếp theo.

 

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top