10 năm đứng chân trên vùng nguyên liệu mía Sơn Hòa (Phú Yên), Công ty TNHH Rượu Vạn Phát đã khẳng định được vị thế của mình, đóng góp vào sự phát triển của địa phương, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng mía.
>> Tạo sự cạnh tranh công bằng cho người trồng mía
>> Công ty TNHH Rượu Vạn Phát: 10 năm - chặng đường gian nan đầy tự hào
Bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Rượu Vạn Phát, phát biểu tại buổi lễ.
Sáng 14/12, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát tổ chức Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập và Lễ phát động xuống mía sản xuất đường niên vụ 2015- 2016.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Rượu Vạn Phát, cho biết: Vượt qua bao sóng gió, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát đã từng bước đầu tư, đưa công suất thiết bị nhà máy đường từ 500 tấn mía cây/ngày lên 2000 tấn, rồi 3.500 tấn mía cây/ngày trong niên vụ 2015 – 2016. Vùng nguyên liệu mía của công ty không ngừng được đầu tư và mở rộng, từ 3.000ha lên 4.000ha và hiện nay là 6.000ha; đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho 300 công nhân, người lao động tại nhà máy và thu hút hàng ngàn hộ tham gia trồng mía.
Qua 10 năm hoạt động sản xuất, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát đạt tổng doanh thu 855.386 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước 50.264 triệu đồng.
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công ty còn thường xuyên tham gia công tác an sinh xã hội, được các cấp chính quyền địa phương khen ngợi. Bà Bùi Thị Quy được Hội bảo trợ tỉnh Bình Định tặng “Bảng tri ân tấm lòng vàng”.
Vụ ép 2015 – 2016, Công ty TNHH Rượu Vạn Phát dự kiến sản xuất 340.000 tấn mía nguyên liệu, trong đó đảm bảo thu mua theo hợp đồng đầu tư là 250.000 tấn, còn thiếu 90.000 tấn mía, tích cực mua theo hợp đồng 80.
Mới đây, doanh nghiệp vừa đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất siro cô đặc (tại Gia Lai) với vốn đầu tư 326 tỷ đồng, sử dụng nguyên liệu từ chính Công ty TNHH Rượu Vạn Phát. Thời gian tới, Vạn Phát sẽ phát triển thêm các sản phẩm phân bón từ phế phẩm mía sau ép…
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.