Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 12 năm 2017 | 2:28

BQL Dự án huyện Điện Biên: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ, nhân viên, Ban quản lý dự án huyện Điện Biên đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa những công trình đầu tư xây dựng kịp thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Vũ Việt Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Điện Biên.

Ông Vũ Việt Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Điện Biên, cho biết, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như trao đổi hàng hóa của người dân; hệ thống thủy nông, kênh mương được đầu tư đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trồng, qua đó, trình độ canh tác của nhân dân có bước chuyển biến rõ nét, đời sống ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt, hệ thống thuỷ lợi nhỏ được xây dựng cung cấp nước tưới cho đất lúa 1 vụ thành 2 vụ, khai hoang phục hóa đất canh tác. Hiện, bà con các xã đặc biệt khó khăn đã biết đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt theo hướng thâm canh tăng vụ với những giống cây - con mới cho năng suất cao. Trước đây, có xã không cấy lúa chiêm xuân, nay đã gieo cấy trên diện rộng và đạt năng suất cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế việc đốt rừng làm nương rẫy, ổn định cuộc sống cho nhân dân. 

Những công trình đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất đã thể hiện sự quan tâm cũng như củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc trong huyện vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tính dân chủ trong khâu giám sát đầu tư xây dựng được nâng cao. Các công trình  đầu tư xây dựng đều được họp bàn từ xã để thống nhất; các xã đều có ban giám sát hoạt động hiệu quả, đã phối hợp chặt chẽ với giám sát kỹ thuật của Ban quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Ban còn gặp một số khó khăn. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp dẫn đến việc đầu tư xây dựng chưa đạt hiệu quả, thời gian xây dựng kéo dài, công tác vận động nhân dân ở các xã để giải phóng mặt bằng cũng còn nhiều hạn chế. 

Để khắc phục tồn tại trong đầu tư xây dựng, thời gian tới, Ban quản lý dự án huyện sẽ chỉ đạo cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện từ khâu bắt đầu thực hiện dự án; kết hợp với UBND các xã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2018, ông Cường cho biết,  Ban tiếp tục nghiệm thu, thanh toán vốn cho các công trình, hoàn thiện quyết toán công trình hoàn thành đã bàn giao đưa vào sử dụng. Giải quyết dứt điểm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng bàn giao thi công xây dựng. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dở dang, phấn đấu hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra và triển khai theo kế hoạch được giao. 

Tuy vậy, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Ban đề nghị UBND tỉnh Điện Biên, UBND huyện Điện Biên sớm bố trí nguồn vốn cho các công trình đã có quyết định đầu tư để triển khai, thực hiện. Kiến nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn   đẩy nhanh tiến độ thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật để triển khai các dự án và thực hiện thẩm định đúng theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình cũng như thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu. UBND các xã cần chủ động trong công tác vận động nhân dân giải phóng mặt bằng khi có dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn.

 

“Tính đến ngày 30/10/2017, Ban quản lý dự án huyện Điện Biên được giao tổng số vốn 109.633 triệu đồng/89 công trình. Thực hiện giải ngân thanh toán: 63.248 triệu đồng, đạt 58% kế hoạch vốn”.

Ông Vũ Việt Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Điện Biên.

Bảo Loan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top