Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2017 | 2:22

BQL Rừng phòng hộ Tân Uyên: Giữ “lá phổi” luôn xanh

Xác định rừng là tài sản quý giá, không chỉ có tác dụng đối với bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn góp phần đem lại nguồn lợi kinh tế, những năm qua, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Tân Uyên (Lai Châu) đã làm tốt công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng đơn vị quản lý luôn được chăm sóc, bảo vệ.

BQLRPH Tân Uyên hiện quản lý 33.878,3ha đất rừng và rừng, trong đó rừng phòng hộ là 30.394,3ha, đất rừng sản xuất 3.984,1ha. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được giao, BQLRPH Tân Uyên đã chủ động triển khai phương hướng, nhiệm vụ ngay từ đầu năm. Tổ chức các trạm tuần tra, kiểm tra rừng; phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn và chính quyền địa phương vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Thường xuyên chỉ đạo và xây dựng kế hoạch và phương pháp đôn đốc lực lượng quản lý bảo vệ rừng thực hiện tốt nhiệm vụ theo từng tiểu khu đã được giao.

Công tác trồng rừng và chăm sóc rừng được chú trọng. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng năm 2017, BQLRPH Tân Uyên đã thống nhất với các doanh nghiệp tập kết cây quế tại vườn ươm của đơn vị và vườn ươm xã Nậm Sỏ được 2,7 triệu cây, cây sinh trưởng tốt, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trồng rừng. Đơn vị tổ chức sản xuất cây tại vườn ươm được 600.000 cây sơn tra, 30.000 cây thông, tập kết cây vối thuốc tại vườn ươm của đơn vị được 140.000 cây.

Ngoài ra, đơn vị cũng tích cực chăm sóc 187,42ha rừng phòng hộ năm thứ 3 tại xã Tà Mít, đạt 100% kế hoạch. Chất lượng rừng đạt từ 70-85% cây sinh trưởng tốt. Chăm sóc 176,1ha rừng phòng hộ năm thứ 4 tại xã Tà Mít, đạt 100% kế hoạch, chất lượng rừng đạt từ 70-80%. Cùng với đó, Ban xây dựng kế hoạch rà soát diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng để xây dựng phương án thực hiện năm 2017, với diện tích dự kiến là 32.343,27ha, tổng kinh phí  24.995.772.000 đồng của 10 xã, thị trấn.

Những năm qua, BQLRPH Tân Uyên còn tích tực phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trên địa bàn huyện và UBND các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít thực hiện kế hoạch ra quân chăm sóc rừng trồng thay thế. Đơn vị tăng cường cán bộ, viên chức thường xuyên bám sát địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện chăm sóc, trồng dặm rừng trồng đảm bảo yêu cầu chất lượng, tỷ lệ sống đạt từ 85-90%; bố trí cây giống hỗ trợ các hộ gia đình trồng dặm tại các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ với tổng số 274.650 cây.

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được đơn vị chú trọng; theo đó, đã xây dựng phương án PCCCR mùa khô 2016-2017 được Hạt Kiểm lâm thẩm định; kiện toàn đội bảo vệ rừng, PCCCR năm 2017. Phối hợp với MTTQ, các đoàn thể huyện, Hạt Kiểm lâm và UBND các xã tổ chức công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR vào những tháng cao điểm mùa khô năm 2016-2017; vận động người dân không đốt nương làm rẫy, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Thường xuyên phối hợp với Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc kiểm tra, nắm bắt tình hình.

Xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác PCCCR, vào các đợt nắng nóng, đơn vị phân công cán bộ trực tại văn phòng và lực lượng trực 24/24 giờ tại các vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Thường xuyên kiểm tra tại 10 chốt gác trên địa bàn các xã: Trung Đồng, Phúc Khoa, Hố Mít và thị trấn Tân Uyên. Hàng năm, đơn vị tiến hành xây dựng phương án bảo vệ rừng và PCCCR, củng cố ban chỉ huy các vấn đề cấp bách và tiến hành ký cam kết với các thôn bản, cơ quan liên quan trong công tác bảo vệ rừng.

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, chủ động xây dựng phương án bảo vệ, PCCCR, nhất là công tác tuyên truyền, kiểm tra, gác lửa rừng, do vậy, những năm gần đây, trong lâm phần của BQLRPH Tân Uyên chưa xảy ra vụ cháy rừng lớn nào.

Thời gian tới, BQLRPH Tân Uyên sẽ tập trung tuyên truyền, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo “lá phổi” luôn xanh.

Đức Sơn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top