Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022 | 20:56

Bức tranh gam màu sáng ở Nhân Trạch

Nhờ hướng đi đúng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xã Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) chuyển mình thức dậy, mỗi người dân nơi đây đang kỳ vọng tương lai không xa Nhân Trạch sẽ trở thành một miền quê hiện đại, đáng sống.

Đổi thay nhờ chiến lược

Nhân Trạch - xã đạt chuẩn Nông thôn mới (năm 2020) nằm ở vị trí địa lý có khí hậu, giao thông thuận lợi, lại có bờ biển dài với những dải cát trắng, cùng nhiều loại hải hải sản dồi dào, phong phú, có con sông Dinh đẹp thơ mộng.

 

0021.jpg
Nhân Trạch có bờ biển đẹp, với dải cát dài, bằng phẳng 

Nắm bắt được lợi thế, Đảng bộ, chính quyền xã đã xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động cho phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với mũi nhọn là: mạnh về kinh doanh, dịch vụ thương mại, du lịch biển, đánh bắt, chế biến hải sản. Đồng thời đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, làm giàu tới từng hộ gia đình.

Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Nhân Trạch để đảm bảo cho nhân dân nguồn vốn vay XKLĐ, phát triển sản xuất và kinh doanh dịch vụ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hoàn thiện các thủ tục thành lập HTX Thủy sản của xã Nhân Trạch; thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ đăng ký thương hiệu nhãn mác cho các cơ sở sản xuất, chế biến; xây dựng sản phẩm OCOP (nước mắm Nhân Nam)…

 

001.jpg
Con sông Dinh thơ mộng, hiền hòa nơi cửa biển.

Chủ động nguồn vốn, đẩy mạnh XKLĐ

Ông Phạm Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng Nhân dân Nhân Trạch chia sẻ: “Chính quyền và Quỹ Tín dụng xã luôn tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời, có những chính sách về lãi suất để hỗ trợ, phục vụ người dân mở rộng sản xuất kinh doanh, XKLĐ, phát triển nông nghiệp… Hiện, quỹ tín dụng có tổng số thành viên 4.032 thành viên. Tính đến hết năm 2021, quỹ đã có tổng nguồn vốn hoạt động đạt 680 tỷ đồng; vốn huy động tiền gửi đạt 620 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 485 tỷ đồng. Nguồn vốn được đáp ứng kịp thời khi người dân cần là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống, an sinh xã hội, thay đổi diện mạo trên địa bàn”.

 

03.jpg
Nhiều dự án đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã.

Ông Nguyễn Văn Nghị, Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch, cho biết, bám sát chỉ đạo của huyện, xã đã xây dựng đề án XKLĐ, thành lập ban chỉ đạo XKLĐ cấp xã, chủ động giao dịch và liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, đơn vị XKLĐ có uy tín tại tỉnh Quảng Bình để đưa lao động trong độ tuổi đi xuất khẩu.

Hàng năm, xã có từ 100 đến 150 thanh niên đi xuất khẩu lao động tại các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật, Úc, Đức, Nga... từ đó nhận thức của người dân cũng thay đổi về môi trường sống văn minh hiện đại, phong cách sống tiến bộ. Toàn xã hiện có 1.855 lao động đang sinh sống và lao động ở nước ngoài trên tổng số 5.244 lao động trong độ tuổi. Mỗi năm Nhân Trạch nhận về từ con em đang lao động ở nước ngoài trên 200 tỷ đồng kiều hối là nguồn lực kinh tế lớn, tạo nên nhiều giá trị mới cho địa phương.

Đến nay, xã Nhân Trạch có hàng trăm ngôi nhà khang trang, kiến trúc hiện đại nằm san sát nhau theo từng khu vực mà người dân quen gọi với cái tên trìu mến là: “làng Seoul” “Tokyo”, làng “Úc”, làng “Đức”, bên cạnh đó các dự án khu đô thị ven biển đang hình thành càng làm tăng thêm giá trị, tô thêm vẻ đẹp cho vùng quê này trong tương lai. “Vùng quê nghèo” bên chân sóng, quanh năm chìm trong cát và gió, nay đã thật sự là câu chuyện của dĩ vãng…

 

04.jpg
Chợ cá Nhân Trạch luôn có đầy đủ các loại hải sản tươi mới

 

"Hộ nghèo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 1,5% (theo cách tính chuẩn nghèo đa chiều mới), tổng giá trị thu nhập toàn xã đạt 586 tỷ đồng, tổng thu ngân sách xã đạt 25,6 tỷ đồng (đạt 169% so với dự toán huyện), thu nhập bình quân đầu người đạt 58 triệu/năm, 8/8 làng đều đạt làng văn hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, quốc phòng an ninh đảm bảo, trật tự xã hội được giữ vững. Thời gian tới, xã phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo xuống thấp hơn nữa; thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng người/năm", ông Nghị cho biết thêm.

 

 

 
 
Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top