Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bên cạnh kết quả đạt được, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) còn gặp không ít khó khăn, nhất là hầu hết các xã chưa hoàn thành các tiêu chí quan trọng như: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo,...
Tiêu chí khó: Hộ nghèo, môi trường
Triển khai XDNTM từ năm 2011 nhưng đến thời điểm này, Buôn Đôn chưa có xã nào cán đích NTM, tổng số tiêu chí đạt chuẩn của 7 xã là 83/133 tiêu chí, đạt 62,41%, bình quân mỗi xã đạt 11,86 tiêu chí. Huyện phấn đấu hết năm 2019, tổng số tiêu chí đạt chuẩn là 87/133 tiêu chí.
Huyện tiếp tục triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo (Chương trình 135, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo) tích hợp, lồng ghép trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ về y tế. dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ về giáo dục, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Tính đến hết năm 2018, toàn huyện còn 5.611 hộ nghèo, chiếm 34,69% và 2.104 hộ cận nghèo, chiếm 13,01%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,17% so với năm 2017. Hiện chưa có xã nào đạt tiêu chí hộ nghèo.
Làm đường giao thông nông thôn ở huyện Buôn Đôn.
Không chỉ loay hoay với bài toán khó về tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí về môi trường cũng rất khó khăn, hiện chưa có xã nào đạt. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 86,21%, trên địa bàn huyện chưa có nước sạch; tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh mới đạt 55,6%; công tác thu gom, xử lý rác thải còn hạn chế, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi nơi công cộng…
Khó đạt mục tiêu
Trước những khó khăn thực tại, huyện xác định việc nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công NTM. Theo đó, thời gian qua, Buôn Đôn đã tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, giúp các gia đình vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Tuy vậy, do xuất phát điểm kinh tế của huyện thấp, tư duy canh tác của nông dân còn manh mún, lạc hậu nên năng suất cây trồng đạt thấp.
Ông Khăm Phon Lào, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Buôn Đôn, cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ XDNTM, các ngành chức năng trong huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương lồng ghép các nguồn vốn tập trung để đầu tư cơ sở hạ tầng. Cùng đó, huyện cũng đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế như: khuyến khích các mô hình kinh tế HTX, trang trại, mở rộng diện tích cây trồng, các cây có giá trị kinh tế như: cà phê, điều, tiêu, cao su, cây ăn quả, ca cao.
Tuy vậy, do tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến nắng nóng kéo dài đã làm ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư vào sản xuất chưa đồng bộ, nhất là đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn.
Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, việc huy động sự đóng góp của người dân và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Kinh phí XDNTM hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn trung ương và ngân sách tỉnh. Trong khi đó kinh phí rót về hàng năm lại nhỏ giọt và còn thấp so với yêu cầu thực tế, khiến các tiêu chí đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn như: Cơ sở vật chất văn hóa, giao thông, trường học… rất khó hoàn thành, rất mong được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh để XDNTM ở Buôn Đôn đạt hiệu quả.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.