Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 9 năm 2018 | 15:45

BVĐK KV Ngọc Lặc: Không ngừng nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc là bệnh viện tuyến tỉnh, hạng II, trực thuộc Sở Y tế Thanh Hoá, với chức năng, nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân các huyện miền núi phía Tây của tỉnh.

Những năm qua, bệnh viện luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, bám sát chặt chẽ các mục tiêu của Sở Y tế,  không ngừng nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh, đáp ứng được niềm tin của các cấp lãnh đạo và bà con trong khu vực.

 

tr13t.jpg
Máy chụp cắt lớp đã được đưa vào sử dụng ở Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, đây là một tin vui cho nhiều người bệnh ở các huyện miền Tây Thanh Hóa. Ảnh: TIẾN PHẠM.

 

Đầu tư cơ sở vật chất

Năm 2017, nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh uỷ,  HĐND, UBND tỉnh, các cấp các ngành, đặc biệt là Sở Y tế Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc  triển khai xây dựng và hoàn thiện một số hạng mục công trình như khu nhà Dinh dưỡng, khoa Truyền nhiễm, hệ thống thoát nước, cổng, tường rào...; cải tạo khu vệ sinh nhà Nội - Nhi, trồng mới cây xanh trong khuôn viên, góp phần cải thiện môi trường và giảm tải bệnh viện.

Cùng với đó, bệnh viện được đầu tư từ nguồn ngân sách của UBND tỉnh, trang bị một số thiết bị tiến tiến, hiện đại cho các khoa Hồi sức cấp cứu, Gây mê, Răng - Hàm - Mặt, Sản, Xét nghiệm. Ngoài ra, bệnh viện đã liên doanh liên kết với Công ty CP Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa lắp đặt máy chụp MSCT 64 lát cắt phục vụ nhu cầu khám - chữa bệnh của bệnh nhân.

Chú trọng chăm sóc người bệnh

Ông Hoàng Văn Minh, Giám đốc bệnh viện, chia sẻ: Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm túc quy trình chăm sóc người bệnh; điều dưỡng luôn theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh, kịp thời thông tin cho bác sỹ xử trí khi có diễn biến bất thường. Định kỳ hàng tháng, chúng tôi tổ chức bình phiếu chăm sóc cấp bệnh viện, qua đó điều chỉnh khắc phục những thiếu sót trong theo dõi, chăm sóc và ghi chép hồ sơ của cán bộ, bác sỹ, điều dưỡng toàn bệnh viện; đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, trưởng khoa. Chúng tôi luôn duy trì đều đặn các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa và họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện.

Bên cạnh đó, thực hiện theo đề án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E và Đề án 1816 về tiếp nhận cán bộ chuyển giao các kỹ thuật mới của tuyến trên, hàng năm, bệnh viện đã được các bác sỹ chuyên khoa tuyến trên chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật và đã thực hiện thành thạo một số kỹ thuật mới như: Kỹ thuật lâm sàng (Khai thông mạch não bằng điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp, Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp - thắt trĩ bằng vòng cao su, Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng bằng tiêm ngoài màng cứng); Kỹ thuật cận lâm sàng (Chụp MSCT 64 lát cắt tiêm thuốc và không tiêm thuốc cản quang),...

Trong công tác phòng bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh viện đã xây dựng phương án kế hoạch phòng chống dịch bệnh như: Dịch sởi, sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, cúm H5N1, phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân,… Cùng với đó, công tác tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các bệnh lý thông thường, bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh thông qua các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa và cấp bệnh viện.

Với phương châm hết lòng vì người bệnh, coi trọng chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc thực sự là địa chỉ tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe cho  nhân dân các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa; không những kịp thời đáp ứng được khả năng chữa trị tại chỗ, nhanh, hiệu quả mà còn giảm tải cho tuyến trên. Hy vọng, nhiều vùng núi khác trên dải đất hình chữ “S” có được cơ sở khám chữa bệnh như vậy.

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top