Nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn, Bệnh viện Đa khoa thành phố (BVĐKTP) Hòa Bình (Hòa Bình) đã thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động của bệnh viện, rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho quá trình đến khám, chữa bệnh của người dân.
Chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Hòa Bình.
Để đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân, BVĐK TP. Hòa Bình đã trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại như: Máy điện quang kỹ thuật số, hệ thống nội soi tai mũi họng, máy đo độ loãng xương, máy siêu âm 3D/4D… Đặc biệt, bệnh viện cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực hiện quản lý KCB bằng ứng dụng CNTT… Nhờ đó, công tác chẩn đoán và điều trị ngày càng đạt hiệu quả cao, góp phần giảm số lượng bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên.
Bác sỹ Phạm Kỳ Sơn, Giám đốc Bệnh viện, cho biết: Quy trình KCB tại đây đã có nhiều đổi mới nhờ áp dụng CNTT. Từ nơi đón tiếp, các phòng khám, phòng xét nghiệm đều được hệ thống hóa bằng phần mềm, cán bộ y tế chỉ cần điều khiển màn hình và gọi tên theo thứ tự đã sắp xếp, hết sức khoa học, đơn giản và nhanh chóng. Do vậy, tại các khoa, phòng của bệnh viện không có cảnh người bệnh chen lấn, xô đẩy, trước mỗi khoa, phòng đều bố trí hệ thống ghế ngồi để bệnh nhân chờ đến lượt”.
Được biết, BVĐK TP.Hòa Bình đã chính thức áp dụng CNTT trong quản lý bệnh viện từ tháng 4/2007. Bệnh viện đã đầu tư trang thiết bị và ứng dụng nhiều phần mềm riêng lẻ trong quản lý KCB tại các khoa phòng, giúp bệnh nhân, y tá, bác sỹ cho đến đội ngũ quản lý tiết kiệm được thời gian, công sức, có thêm điều kiện tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng KCB.
Đơn cử như trường hợp kê đơn thuốc của bác sỹ, nếu như thực hiện thao tác thủ công trước kia, sau khi khám, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ phải dành thời gian kê đơn thuốc kèm lời dặn dò bệnh nhân nhưng nay có phần mềm hỗ trợ đơn thuốc nên rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, lại rõ ràng về các loại thuốc, giá tiền, cách thức uống. Ngay tại cổng chính của phần mềm, lãnh đạo bệnh viện có thể kiểm tra, xem lại toàn bộ quy trình KCB của bất kỳ bệnh nhân nào. Chính vì vậy, phần mềm quản lý còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện.
Thành công từ ứng dụng CNTT đã từng bước nâng cao chất lượng KCB của bệnh viện, đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, bên cạnh đó còn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”.
Trong năm 2016, BVĐK TP. Hòa Bình đã được Sở Y tế phê duyệt bổ sung 58 danh mục kỹ thuật gồm 26 danh mục kỹ thuật trong tuyến và 32 danh mục kỹ thuật vượt tuyến, trong đó nổi bật là đưa kỹ thuật chạy thận nhân tạo cấp cứu và thận nhân tạo thường quy vào điều trị cho người bệnh. Kết quả trong năm 2016, bệnh viện đã thực hiện được 1.091 lượt chạy thận nhân tạo, chưa kể bệnh viện tiếp tục thực hiện những danh mục vượt tuyến như: phẫu thuật mổ lấy thai cho 87 ca và tiếp tục triển khai kỹ thuật chụp CT cho 640 lượt trường hợp.
Trong những tháng đầu năm 2017, bệnh viện đã triển khai những kỹ thuật lần đầu được thực hiện như phẫu thuật cắt ruột thừa đơn thuần, phẫu thuật cắt u lành tuyến giáp… Trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng số lần khám bệnh ước thực hiện 61.500 lượt, bằng 105,8% so với cùng kỳ; số bệnh nhân điều trị nội trú 3.200 lượt người; số người điều trị ngoại trú 1.125 lượt, bằng 87,5% so với cùng kỳ…
BVĐK TP. Hòa Bình được giao chỉ tiêu 130 giường bệnh, gồm 18 khoa, phòng; tổng số 86 cán bộ nhân viên, trong đó có 26 bác sỹ. Mặc dù bệnh viện đã được chuyển sang cơ sở mới, tuy nhiên, đường sá đi lại khó khăn, xa trung tâm thành phố nên một số bệnh nhân ở khu vực bờ phải chuyển nơi đăng ký KCB ban đầu và đi khám vượt tuyến. Nguồn nhân lực còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện theo Luật KCB và nâng cao chất lượng KCB.
Theo lộ trình, đến cuối năm nay sẽ thành lập Bệnh viện Sản - Nhi trên cơ sở toàn bộ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của BVĐK TP. Hòa Bình hiện tại và đến quý II năm 2018 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.