Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2017 | 2:41

Cần hiểu rõ khái niệm nông nghiệp sạch và nông sản sạch

Theo GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, cho đến nay, trong các văn bản pháp luật và tài liệu khoa học của Việt Nam hầu như chưa có định nghĩa chính thức và thống nhất về các khái niệm này.

GS.TS. Ngô Thế Dân (thứ 3 từ dưới lên) thăm Nông trường Tam Đảo của VinEco.

GS.TS.Ngô Thế Dân phân tích: Trên các phương tiện truyền thông, có các ý kiến khác nhau về khái niệm “nông sản sạch”. Nhiều người cho rằng nông sản sạch là nông sản không bị “nhiễm bẩn” bởi các tác nhân độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng và nông sản sạch đồng nghĩa với nông sản an toàn (ví dụ, rau an toàn được gọi tắt là rau sạch). Một số người khác lại cho rằng, nông sản sạch là nông sản hữu cơ, được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, không dùng hóa chất tổng hợp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, vật liệu biến đổi gen…

Trên thế giới, đặc biệt là tại một số nước phát triển cao như Mỹ, EU…, nơi mà an toàn thực phẩm luôn được đảm bảo tốt cũng có các khái niệm tương tự, đó là  “clean food” (thực phẩm sạch), “clean eating” (ăn sạch). Từ những năm 1990, tại các nước này đã xuất hiện một trào lưu sử dụng “clean food”. Nhiều khách sạn, nhà hàng chuyên cung cấp “clean food” với giá cao hơn bình thường. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn hiểu khác nhau về khái niệm “clean food- thực phẩm sạch”.

Những người hiểu theo nghĩa hẹp thì cho rằng thực phẩm sạch là thực phẩm giữ được chất lượng tự nhiên vốn có của nó, không nhiễm các hoá chất của quá trình chế biến, bảo quản, kể cả các hoá chất này được pháp luật cho phép sử dụng và không bị lạm dụng.

Nhiều người khác hiểu theo nghĩa rộng lại cho rằng, ngoài các yêu cầu nói trên, thực phẩm sạch còn phải có tính nhân văn, được sản xuất bởi những người có “lương tâm sạch” (chấp hành tốt pháp luật, có ý thức bảo vệ môi trường, vì lợi ích người tiêu dùng…). Người mua trả giá cao hơn cho người sản xuất thực phẩm sạch không phải chỉ vì thực phẩm sạch an toàn hơn và tốt hơn cho sức khoẻ của người tiêu dùng mà còn có ý nghĩa nhân văn, đó là muốn góp phần bảo vệ môi trường và khuyến khích những người thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Gần đây, cụm từ “nông nghiệp sạch” đã được sử dụng trong một văn bản pháp quy của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đó là Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

Văn bản này đã xác định danh mục các dự án nông nghiệp sạch bao gồm các dự án đáp ứng một trong số các tiêu chí: Dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP; dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP…).

Căn cứ văn bản nói trên của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có thể thấy, nông sản sạch (kết quả của sản xuất nông nghiệp sạch) là “nông sản an toàn được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm; ứng dụng công nghệ cao hoặc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”.

Đặc điểm chung của nông sản sạch, trong đó có nông sản thực phẩm là đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

Như vậy, có nhiều cách thức khác nhau để sản xuất ra nông sản sạch và khái niệm về nông sản sạch. Hiện, ở Việt Nam vẫn chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh an toàn thực phẩm.

P.V (ghi)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top