Sự cố cháy lò thổi số 2 tại Khu liên hợp sản xuất gang thép của Công ty CP Thép Hòa Phát (Kinh Môn - Hải Dương) khiến 3 người tử vong xảy ra ngày 7/5/2018 để lại nhiều câu hỏi về nguyên nhân dẫn đến tai nạn từ phía gia đình của các nạn nhân.
Điều này rất cần được các cơ quan chức năng sớm điều tra làm rõ.
Cháy hay nổ?
Thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát cho biết, lò thổi số 2 trong Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương đang trong quá trình dừng để sửa chữa, nâng cấp thiết bị từ cuối tháng 3/2018, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 6/2018. Trong quá trình sửa chữa, nhóm công nhân sửa chữa phía dưới lò (cao 9,8m, rộng 4m) mà ở trên lại có công nhân hàn xì. Trong quá trình sửa chữa, xỉ hàn nóng rơi vào vỏ bao chứa các vật liệu chịu lửa gây cháy, khiến bốn công nhân bị bỏng (sau đó 3 công nhân tử vong - PV).
Công ty có đội ngũ giám sát an toàn lao động, các nhà thầu tham gia thi công cũng có nhân viên chuyên trách về an toàn theo dõi cùng.
“Sự việc lần này thực sự là hy hữu và ngoài ý muốn. Khu vực lò thổi là tổ hợp nhiều thiết bị, nhiều vị trí trong phạm vi rộng. Việc sửa chữa cần được thực hiện đồng thời nhằm đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Khi thực hiện công ty đã thực hiện nhiều biện pháp che chắn, đảm bảo an toàn cho công nhân”, đại diện Hòa Phát cho hay.
Tuy nhiên, người nhà các nạn nhân cho rằng, còn nhiều khuất tất. Ông Tiến (em trai nạn nhân Hứa Văn Tâm) cho rằng, nhà máy đưa ra nguyên nhân là cháy giấy vỏ bao là vô lý. Bởi cháy vỏ bao không thể khiến thi thể ông Tâm co quắp, nội tạng hỏng hết. “Nội tạng anh tôi hỏng hết, hai mắt bị nổ. Nhiều người nhận định đây là nổ khí metan”, ông Tiến chia sẻ.
Em trai nạn nhân chia sẻ, khi sự cố xảy ra, người nhà tức tốc chạy đến hiện trường. Nhưng nhân viên nhà máy nhất quyết không cho vào nên không tận mắt nhìn thấy chiếc lò, nơi xảy ra vụ tai nạn.
Ông Tiến nghi ngờ trong lò có khí metan sót lại. Khi ông Tâm và 3 người khác xuống, nhà máy quên không đo khí metan. Thế rồi, khi công nhân hàn xì, xỉ than rơi, kết hợp với khí metan gây nổ.
Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đáng tiếc cướp đi sinh mạng của 3 công nhân này?
Giao cơ quan công an điều tra
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Lê Văn Bí, Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn và được biết: Ngay sau khi xảy ra sự cố tai nạn làm chết 3 công nhân tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát, chính quyền huyện Kinh Môn đã vào cuộc yêu cầu doanh nghiệp báo cáo và giao cho cơ quan công an huyện phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân. Cơ quan điều tra hiện đang xác minh.
Theo trung tá Phạm Chí Hiếu, Trưởng công an huyện Kinh Môn, công an đang trong quá trình điều tra xác minh. Khi đủ tài liệu, căn cứ mới xác định có khởi tố vụ án hay không?.
Theo trung tá Hiếu, sau khi sự cố xảy ra, nhiều cơ quan ban ngành từ trung ương, tỉnh về làm việc. Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã phối hợp cùng Công an huyện Kinh Môn khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân.
Đây không phải là lần đầu tiên tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát xảy ra tai nạn chết người, mà cách đây 2 năm, một công nhân làm việc tại nhà máy thép Hòa Phát cũng tử vong vì bỏng khi làm việc tại lò thổi.
Không những vậy, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát này còn gây rất nhiều bức xúc cho người dân sinh sống xung quanh do gây ô nhiễm môi trường, bụi thép bay ra ngoài không gian làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của nhân dân.
Việc để một nhà máy hoạt động trong khu dân cư tại huyện Kinh Môn rất cần chính quyền tỉnh Hải Dương xem xét lại. Điều quan trọng nhất hiện nay là, khẩn trương điều tra và xác định nguyên nhân tử vong của 3 công nhân ngày 7/5 để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trao đổi với PLVN, luật sư Nguyễn Trung Thành (Cty Luật TNHH Hòa Lợi – Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho biết: Vụ tai nạn lao động tại Khu liên hợp sản xuất gang thép của Công ty CP Thép Hòa Phát dẫn tới hậu quả làm 3 người chết, gây tổn hại sức khỏe cho 1 người, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự quy định tại khoản 3, Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cơ quan cảnh sát điều tra cần phải khởi tố vụ án hình sự để điều tra, xác minh tìm ra nguyên nhân dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và những ai là người đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động; ai là người có trách nhiệm về an toàn lao động tại nơi xảy ra tại nạn để xử lý theo quy định pháp luật. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.