Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 11 năm 2018 | 23:33

Cần sớm xử lý các công trình xây dựng trên đất rừng

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu xử lý nghiêm 27 công trình vi phạm ở rừng đặc dụng Sóc Sơn; huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các biệt thự nguy nga trên đất rừng Sóc Sơn trong tháng 11.

Được biết, UBND huyện Sóc Sơn (TP.Hà Nội) vừa có văn bản chỉ đạo UBND xã Minh Phú, phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng trên đất rừng phòng hộ - đặc dụng trong tháng 11/2018. Qua đó, có 18 công trình vi phạm xây dựng trên đất rừng phòng hộ - đặc dụng đều nằm ở thôn Lâm Trường.
99.jpg
Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các biệt thự nguy nga trên đất rừng Sóc Sơn trong tháng 11.
Trong 18 công trình này, hiện có 3 hộ là ông Phạm Đức Thắng, Đỗ Việt Anh và bà Trần Thị Kim đồng ý tự tháo dỡ. Còn lại 15 công trình vi phạm, UBND huyện Sóc Sơn sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục tuyên truyền, vận động để các hộ tự khắc phục hậu quả, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. UBND huyện cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, sẵn sàng phương án cưỡng chế công trình vi phạm trong trường hợp các hộ không chấp hành quy định.
 
Chủ tịch TP yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn. Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, Sở NN&PTNT và huyện phải tổ chức cưỡng chế vi phạm.
 
Nhấn mạnh về việc xử lý, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung nói: “Trước tiên, cần ra thông báo để các hộ dân tự tháo dỡ, không thực hiện thì sẽ ra quyết định cưỡng chế, không để tồn tại các công trình vi phạm. Phải thực hiện nghiêm bất kể là ai". Theo Chủ tịch TP, với các công trình vi phạm trước đó, cần thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Sau khi Thanh tra TP thực hiện xong thanh tra toàn diện thì sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm.
 
T.Phú Thọ chỉ đạo kiểm tra, xử lý công trình xây dựng trái phép trong KDT lịch sử Đền Hùng
 
UBND tỉnh Phú Thọ vừa có công văn chỉ đạo về việc kiểm tra, xử lý vi phạm tại Khu sinh thái vui chơi Thu Cúc Garden xây dựng trái phép trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thuộc địa bàn phường Vân Phú, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
 
Theo đó, UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu TP Việt Trì chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý dứt điểm sai phạm trong việc đầu tư, xây dựng khu sinh thái vui chơi Thu Cúc Garden tại phường Vân Phú theo đúng quy định và báo cáo kết quả xử lý với Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 10-11.
 
Cùng ngày, UBND TP Việt Trì có Văn bản số 2755/UBND-TTĐT yêu cầu UBND phường Vân Phú phối hợp các ngành chức năng khẩn trương tổ chức thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của bà Hồ Thị Huyền và chủ đầu tư là Khổng Thị Thu Cúc theo quy định hiện hành.
44.jpg
Khu sinh thái vui chơi Thu Cúc Garden xây dựng trái phép trong Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thuộc địa bàn phường Vân Phú, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. (Ảnh: Vi Hải - Tuổi trẻ thủ đô)
Được biết, khu sinh thái vui chơi Thu Cúc Garden do bà Khổng Thị Thu Cúc là chủ đầu tư; chủ sở hữu khu đất là ông Hồ Minh Tâm và bà Hồ Thị Huyền, có hộ khẩu ở khu 2, phường Vân Phú. Theo tìm hiểu, gia đình ông Tâm và bà Huyền đã cho bà Cúc thuê diện tích đất trên để tiến hành xây dựng khi chưa được phép của các cơ quan chức năng.
444.jpg
Văn bản yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm trong Khu sinh thái Thu Cúc Garden của UBND TP Việt Trì. (Ảnh: Ngọc Long - Báo Nhân dân)
Cụ thể, diện tích đất đã san gạt, hạ cốt nền có kích thước dài 30m, rộng 2,5m, thấp hơn so với cốt đồi hiện trạng là 3m. Không dừng ở đó, bà Cúc đã cho thi công nhiều công trình không có giấy phép xây dựng gồm một nhà có diện tích 140m2, vật liệu khung cột gỗ, lợp mái lá cọ; một tổ hợp công trình bằng khung gỗ, vỉ kèo bằng gỗ và lá cọ trên diện tích 160 m2. Ngoài ra, còn có bể bơi, sân khấu, thảm có và nhiều hạng mục công trình khác.
443.jpg
Trước những sai phạm này, ngày 29-8, UBND phường Vân Phú đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà Khổng Thị Thu Cúc về hành vi “chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép”, với mức phạt... 2 triệu đồng và buộc chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm thuộc thửa 38, tờ bản đồ số 9, tại khu 2, phường Vân Phú. Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 15 ngày.
 
Hòa Bình: Người dân bức xúc việc nhà hàng “mọc” trên đất của Vườn quốc gia Cúc Phương
 
Người dân xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) đang hết sức bất bình trước việc xuất hiện một nhà hàng “ngang nhiên” xây dựng trên đất của Vườn quốc gia Cúc Phương hàng chục năm mà không hề bị cơ quan chức năng nào xử lý?
 
Thông tin được biết, nhà hàng Hương Rừng nằm tại Km 499+200 đường Hồ Chí Minh, khuôn viên nhà hàng được xây dựng rộng rãi hàng trăm mét vuông với nhà sàn lớn bằng gỗ nằm trung tâm, có đầy đủ các công trình phụ xung quanh và bãi đỗ xe cho khách cùng biển quảng cáo nằm ngay cạnh đường.
44444.jpg
Xây dựng nhà hàng Hương Rừng thuộc đất của vườn quốc gia Cúc Phương và chưa chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất là nhận định của ông Bùi Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa. (Ảnh: Khỏe 36)
Thông qua một số người dân sống trên địa bàn cho hay: “Đất xây nhà hàng là đất Vườn quốc gia, có tên là Hương Rừng, chủ nhà hàng là Phó phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn. Nhà hàng được xây dựng lâu rồi, bán hàng mua được ô tô rồi, lúc xây dựng nhà hàng ông chủ đang làm Bí thư Đảng ủy xã Ân Nghĩa”.
 
Đại diện chính quyền xã Ân Nghĩa - ông Bùi Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thông tin báo chí: “Trước đây ông Tiến là Bí thư Đảng ủy xã Ân Nghĩa và giờ đang làm Phó phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn. Đất chỗ nhà anh Tiến trước kia làm đường mòn thỉnh thoảng đổ đất, đổ đá ra rìa thành một cái bãi, chắc trước anh Tiến cũng có ý định rồi nên mới bảo đơn vị thi công đổ đất đá thành bãi và chắc anh cũng làm việc với Ban quản lý vườn Cúc Phương xin phép để làm nhà hàng đó. Nhà hàng được xây khoảng hơn chục năm nay, giờ cũng đã cũ rồi’’.
 
“Diện tích đất mà anh Tiến xây dựng nhà hàng Hương Rừng thuộc đất của vườn quốc gia Cúc Phương và chưa chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất” - ông Quý khẳng định.
 
Còn về biện pháp xử lý của chính quyền xã đối với trường hợp của ông Tiến - ông Quý phân trần: “Chúng tôi cũng có một hai buổi làm việc rồi, nhưng giờ cũng khó, địa chính vào lập biên bản thủ trưởng thì biết làm thế nào”.
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top