Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản “mọc” lên như nấm, với nhiều chiêu trò như mua hàng trả góp, làm hồ sơ vay tiền, giả mạo các thương hiệu để nhắn tin, lừa đảo…
Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, tuy nhiên, vì ham lợi, kém hiểu biết, hay hoàn cảnh gặp khó khăn, không ít người “sập bẫy”.
“Sập bẫy”
Bằng những lời mời chào hấp dẫn như cho vay tín chấp, lãi suất thấp từ cán bộ của “ngân hàng nọ”, “quỹ tín dụng kia”, nhiều người không biết rằng, “những kẻ giả danh” đang giăng bẫy.
Bà N.T.KT (Thừa Thiên - Huế) cho biết, do cần thêm khoảng 150 triệu đồng để giải quyết công việc nên đã tìm nguồn để vay. Tài khoản Money App gửi cho bà T. đường link vào Website Money88.me, rồi hướng dẫn bà chuyển tiền cho chúng để được “cấp mã giải ngân”. Do số tiền chuyển không phải nhỏ nên bà T. thắc mắc thì đối tượng trấn an: “Chị cứ gửi để chúng tôi xác minh, sau đó sẽ chuyển trả lại hết số tiền này cùng với 150 triệu đồng được giải ngân”. Khi bà T. chuyển tổng cộng hơn 425 triệu đồng vào tài khoản thì đối tượng cắt đứt liên lạc…
Công an TP. Hà Nội vừa phối hợp với các đơn vị liên quan triệt phá thành công một “ổ nhóm” có hành vi tổ chức xây dựng, quản trị và điều hành 4 sàn giao dịch vàng, tiền ảo, ngoại tệ trái phép Rforex.com, Yaibroker, Vistaforex, Exswiss và nhiều website khác được copy giao diện tương tự giống các sàn forex.
Bằng thủ đoạn đầu tư tiền gửi để lấy lãi suất cao, thời gian đầu người tham gia gửi tiền vào các sàn giao dịch tiền ảo trên, bọn chúng đều trả lãi đầy đủ và đúng thời hạn. Do ham lời lại thấy việc trả lãi của các “sàn giao dịch” đúng như cam kết, nạn nhân không những mang hết tài sản của mình tham gia, mà còn kêu gọi và huy động vốn từ người thân quen. Chỉ đến khi gửi số tiền quá lớn nhưng đến ngày nhận lãi không nhận được một đồng nào, gọi điện thì các đối tượng quản lý tắt máy và “biến mất tăm”, lúc đó họ mới nhận ra mình bị lừa thì đã muộn.
Giả mạo thương hiệu nhắn tin lừa đảo
Theo Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (QLCT&BVNTD- Bộ Công Thương), SMS Brand Name là hình thức tin nhắn thương hiệu, được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn, gọi điện hàng loạt đến các khách hàng để chăm sóc, quảng bá hình ảnh, thông báo nội dung, chính sách mới… đến khách hàng.
Theo nguyên tắc, khi tin nhắn, cuộc gọi Brand Name đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo qua mạng đã giả mạo tin nhắn, cuộc gọi thương hiệu - Brand Name của các ngân hàng, công ty điện lực… Nguy hiểm hơn, các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo này lại được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu “thật” của các ngân hàng trên điện thoại di động của người dùng. Trong nội dung tin nhắn giả mạo thương hiệu, các đối tượng lừa đảo thường gửi kèm các trang web có nội dung gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng, tổ chức… nên người dùng dễ lầm tưởng, mất cảnh giác.
Khi người sử dụng truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng, tổ chức… và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP. Sau khi có được những thông tin này, đối tượng lừa đảo sẽ kiểm soát được toàn bộ tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi như: chuyển khoản, mở khấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…
Bằng các phương thức, thủ đoạn trên, thời gian qua, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước.
Cẩn trọng trước những tin nhắn trên điện thoại
Cục QLCT&BVNTD khuyến cáo, khi nhận được những tin nhắn mạo danh thương hiệu, người tiêu dùng cần: Kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ ngân hàng, tổ chức… để phát hiện tin nhắn giả mạo; không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.
Đại diện Vietcombank thông tin, Vietcombank không bao giờ liên hệ với khách hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin định danh, mật khẩu, mã xác thực OTP (nếu có) đều là giả mạo, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được các yêu cầu này . Khách hàng nếu nhận được yêu cầu cung cấp thông tin theo hình thức như trên, vui lòng thông báo cho ngân hàng thông qua điểm giao dịch Vietcombank gần nhất, hoặc gọi đến đường dây nóng để được hỗ trợ kịp thời. Hoặc thông báo cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn để phối hợp với cơ quan thẩm quyền ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Đối với những trường hợp vay tiền qua mạng, Thượng tá Lâm Hồng Vũ, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương, cho biết, sau khi được chuyển khoản, đối tượng lừa đảo tiếp tục chuyển số tiền sang nhiều tài khoản khác nhau. Sau đó thông qua các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số hoặc dịch vụ đổi tiền bất hợp pháp... để chuyển ra nước ngoài, dẫn đến công tác xác minh, điều tra gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, cơ quan Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng. Không chuyển tiền cho các đối tượng lạ qua các App vay tiền vì không có tổ chức tín dụng, ngân hàng nào cho vay mà bắt buộc người vay phải đóng một số tiền lớn để xác minh cấp mã số nhận tiền cả. Đồng thời, không truy cập, tải các web, đường link được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Khi có nghi vấn, cần nhanh chóng trình báo cho cơ quan Công an để kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa.
Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo tiền, vàng, chứng khoán ảo ở trên lãnh thổ Việt Nam không được cơ quan chức năng nào công nhận là tiền, vàng, chứng khoán. Vì thế các sàn giao dịch cũng không được phép hoạt động và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. Do đó tất cả các sàn giao dịch tiền ảo lấy tên nước ngoài đều không hợp pháp.
Vì thế, người dân “hãy cẩn trọng” với những tin nhắn, lời chào tham gia sàn giao dịch được gửi trên điện thoại, tránh “tiền mất, tật mang”.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.