Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 6 năm 2021 | 19:28

Cần xử lý nghiêm tình trạng phá rừng

Hàng chục cây gỗ nghiến cổ thụ, thông ba lá (nhóm IV) cổ thụ... bị chặt hạ. Đây là những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, cần chuyển cơ quan chức năng điều tra, giải quyết.

Hàng chục cây gỗ nghiến cổ thụ bị chặt hạ trong vùng lõi Vườn Quốc gia Du Già
 
Người dân thôn Khâu Lừa, xã Ngọc Minh, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, phản ánh về hàng chục cây gỗ nghiến cổ thụ trong vùng lõi Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn bị cưa đổ trái phép.
 
Tại đây, vài chục cây gỗ nghiến đường kính lớn đã bị cưa đổ trong vùng lõi Vườn Quốc gia Du Già (tỉnh Hà Giang).
 
Theo quy định tại Điều 232 Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017), khai thác trái phép 5 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA đã có thể bị khởi tố hình sự
những-thân-cây-bị-đốn-hạ-nằm-la-liệt-trong-rừng.png
Những thân cây bị đốn hạ, nằm la liệt trong rừng (Nguồn  - Dân Việt)
Với lượng cây, lượng gỗ khổng lồ của 50 cây nghiến mọc trên núi đá này, các chuyên gia nhận định: quy mô của cuộc "thảm sát" rừng này là chưa từng có trên địa bàn Hà Giang và chắc chắn sẽ là ở mức "rất đáng nhớ" của cả Việt Nam.
 
Tại Hà Giang, năm 2017, cơ quan chức năng bắt giữ một kho gỗ nghiến có khối lượng gần 14m3, đã được coi là vụ việc lớn nhất Hà Giang tính tới thời điểm đó.
 
Tại hiện trường cho thấy, nhiều cây gỗ nghiến có đường kính từ 0,8m - 1m bị cưa đổ tại thôn Khâu Lừa, xã Minh Ngọc, cành lá còn tươi nguyên, gốc cây nhựa vẫn tứa ra như vừa bị xẻ thịt.
 
Trả lời báo chí, ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang nói: “Chúng tôi đang chỉ đạo anh em vào cuộc điều tra, xác minh từ cơ sở thôn, xã. Phải xác minh, làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng liên quan, để phục vụ cho công tác điều tra của lực lượng công an”.
 
Được biết, vài chục cây gỗ nghiến đường kính lớn đã bị cưa đổ trong vùng lõi VQG Du Già tại thôn Khâu Lừa, xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
 
Những cây gỗ quý, to bị đốn hạ không thương tiếc, có những cây có dấu hiệu mới bị cưa gần đây, lâm tặc chưa kịp vận chuyển ra khỏi rừng.
 
Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn là Vườn Quốc gia có tổng diện tích tự nhiên là 15.006,3 ha thuộc địa bàn 3 xã của 3 huyện thuộc tỉnh Hà Giang là: Tùng Bá (Vị Xuyên); Minh Sơn, Minh Ngọc (Bắc Mê) và Du Già (Yên Minh). Vùng đệm có diện tích 8.850 ha thuộc 6 xã của 4 huyện là Du Già, Đường Thượng (Yên Minh); Minh Sơn, Yên Định (Bắc Mê); Tùng Bá (Vị Xuyên) và Thái An (Quản Bạ).
 
Vườn quốc gia Du Già có một phần diện tích nằm trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là 14.068 ha, chiếm 93,7% diện tích tự nhiên vườn quốc gia. Vườn quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1377/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca và Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già. Đây là khu vực tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm vọoc mũi hếch Bắc Bộ, vượn đen má trắng, sơn dương nâu, bách xanh, bách xanh núi đá, nghiến, đinh.
 

'Lâm tặc' triệt hạ cây  cổ thụ

Mới đây, Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, các cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng phòng hộ tại Tiểu khu 162 (thuộc địa bàn phường 4, thành phố Đà Lạt). Đây là khu vực rừng đã được tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Gia Tuệ – Đà Lạt (trụ sở tại Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) quản lý.

Trước đó, Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt nhận được trình báo của đơn vị chủ rừng về việc 6 cây thông cổ thụ ở khu rừng phòng hộ tại Tiểu khu 162 bị cưa hạ. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt đã phối hợp với Công an phường 3 và phường 4 (TP Đà Lạt) vào cuộc điều tra.

Tại hiện trường lực lượng chức năng ghi nhận có 6 cây thông ba lá (nhóm IV) cổ thụ đã bị lâm tặc triệt hạ, cưa sát gốc. Liều lĩnh hơn các đối tượng đã phá khóa cổng của đơn vị quản lý để đưa xe ô-tô vào chở gỗ ra ngoài. Hiện trường còn lại phần gốc cây và được phủ bằng lá rừng nhằm đối phó với cơ quan chức năng, che giấu hành vi vi phạm và ít ngọn cây, còn phần thân đã được đưa ra khỏi khu vực. Theo ước tính của cơ quan chức năng, khối lượng gỗ thiệt hại khoảng 6m3 quy tròn. Tích cực truy vết, lực lượng chức năng đã thu giữ tang vật, đưa về Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt, gồm: 14 lóng gỗ thông ba lá còn tươi, 209 tấm gỗ thông đã được xẻ thành ván và một chiếc xe ô-tô dùng để vận chuyển gỗ.

Ông Võ Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt, cho biết: Qua trích xuất các camera an ninh, qua đó phát hiện một chiếc xe tải khả nghi đã nhiều lần vào khu vực có rừng bị cưa hạ. Đến 15 giờ ngày 11-6, lực lượng chức năng đã xác định đối tượng chủ mưu là Nguyễn Văn Hải (1975, trú xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) cùng 2 đồng phạm là Nguyễn Văn Công (1991) và Đinh Như Y (1995, cùng trú huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Hai đồng phạm này được Nguyễn Văn Hải thuê đi phá rừng với giá tiền công 600.000 đồng/đêm.

lực-lượng-kiểm-lâm-thu-hồi-tạm-giữ-số-gỗ-tang-vật.jpg
Lực lượng Kiểm lâm thu hồi, tạm giữ số gỗ tang vật.

Bước đầu, đối tượng Nguyễn Văn Hải khai nhận, do là người nhận hợp đồng khoán quản lý, bảo vệ rừng tại Đà Lạt nên nắm được thời gian ở các khu rừng khác có người quản lý hay không nên mới lợi dụng thời điểm đó để thuê người vào phá. Đối tượng đã sử dụng xe ô-tô chuyên dùng để đi phá rừng rồi vận chuyển về huyện Đức Trọng, thuê hai xưởng chế biến gỗ xe thành ván.

Theo ông Sơn, đối tượng Hải không khai thác gỗ trên địa bàn được thuê trông coi, bảo vệ mà khai thác chỗ khác. Từ lời khai của Hải, lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt xác định 5 nghi can liên quan (3 người phá trực tiếp, 2 người tại xưởng cưa gỗ) trong vụ phá rừng phòng hộ tại khu vực hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt). Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra mở rộng.

 

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm

Liên quan đến vụ phá rừng ở xã Hra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), ngày 15/6 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu tỉnh này khẩn trương kiểm tra, xử lý vụ phá rừng trái phép này.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẩn trương kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét xử lý đúng quy định. Kết quả báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/6/2021.

cánh-rừng-xã-hra-huyện-mang-yang-bị-tàn-phá-không-thương-tiếc.jpg
Cánh rừng xã Hra, huyện Mang Yang bị tàn phá không thương tiếc (Nguồn: Hiền Mai).

Trước đó, ngày 15/6, Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản tại cánh rừng xã Hra.

Thời gian qua, nhiều nhóm 'lâm tặc' ngang nhiên chặt hạ cây gỗ rừng với quy mô lớn, xẻ gỗ ngay tại rừng. Cánh rừng bị khai thác thuộc tiểu khu 489, lâm phần do xã Hra quản lý.

Quá trình kiểm tra, báo cáo lần 1 của huyện này cho thấy có 24 cây gỗ đường kính từ 15-67cm bị cưa hạ, với tổng khối lượng gần 12m3. Báo cáo lần 2, cơ quan chức năng phát hiện thêm 25 thân gỗ gồm sơn huyết, xoan, bời lời… với khối lượng hơn 22,3m3 bị đốn hạ. Như vậy tổng khối lượng gỗ bị khai thác trong vụ án này là khoảng 34m3.

Cơ quan chức năng huyện này cũng xác định được 2 nhóm 'lâm tặc' gồm 6 người ở thôn Phú Danh và làng Bok Ayơk (cùng thuộc xã Hà Ra) đã vào khu vực rừng nói trên khai thác gỗ vào đêm 2/6.

 

 

 

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top