Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 11 năm 2018 | 11:30

Cần xử lý nghiêm vi phạm trong xây dựng đường giao thông ở Hòa Mỹ

Tại thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ - Bình Định) đang xảy ra tranh chấp tuyến đường giao thông nông thôn giữa hàng chục hộ dân trồng rừng với một nhóm cá nhân đứng ra thu lợi bất chính, gây bức xúc dư luận.

2.JPGTuyến đường bê tông bị xuống cấp

 

Tuyến đường kém chất lượng

Ngày 24/8/2018, Báo điện tử Kinh tế nông thôn có bài “Xã Mỹ Hòa: Thu tiền đường tùy tiện!”, phản ánh về việc tranh chấp tuyến đường nông thôn giữa các hộ trồng rừng và một nhóm cá nhân, nay mâu thuẫn càng trở nên gay gắt hơn.

Vào ngày 31/10 và ngày 01/11/2018, phóng viên tiếp tục có mặt tại tuyến đường tranh chấp, chứng kiến cảnh hỗn loạn, cản trở lưu thông khi các chủ rừng vận chuyển gỗ trên đoạn đường tại thôn Phước Thọ, xã Hòa Mỹ.

Ông Trương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, cho biết: Tuyến đường đang tranh chấp gồm 2 đoạn, đoạn bê tông hóa 800m và đoạn đường đất cấp phối 800m đến thẳng rừng trồng.

Qua tìm hiểu, đoạn đường bê tông hóa 800m nằm trong phương án xây dựng nông thôn mới, thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đoạn đường được triển khai thực hiện trong năm 2016, không có bất cứ hồ sơ, tài liệu nào đảm bảo cơ sở pháp lý làm căn cứ pháp luật khi đưa đoạn đường vào khai thác sử dụng. Điều này, UBND xã Mỹ Hòa, trực tiếp là ông Đỗ Danh (cán bộ địa chính – xây dựng xã) đã triển khai thực hiện bất chấp mọi quy định: “Cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Định”. Toàn bộ những nội dung “quy định” được cụ thể hóa tại Chương II của cơ chế đặc thù ban hành kèm theo Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bình Định.

3.JPG
Xi măng bị khô cứng phía sau nhà ông Tân.

 

Theo quy định chi tiết, công trình (đoạn đường bê tông 800m) do Ban quản lý xã, trực tiếp là Chủ tịch UBND xã làm chủ đầu tư, phải triển khai thực hiện đầy đủ các bước tại Điều 3 – Điều 9 được quy định tại Chương II của quy định trên. UBND Mỹ Hòa đã bỏ qua các bước của những điều này, giao cho ông Đỗ Danh “tự tung, tự tác” để công trình về tay ông Phạm Thanh Tân và ông Phạm Văn Bé (người trong thôn). Khi con đường vừa hoàn thành đã có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng, bởi xi măng (nhà nước hỗ trợ, chưa nói đến cát, sạn) không được giám sát để “trôi” về nhà ông Tân. Ông Tân dự tính dùng khối lượng xi măng chiếm đoạt xây dựng nhà trong năm 2016, bị bà con phát hiện, đành bỏ xi măng chết khô hoặc tẩu tán nơi khác. Ngày 1/11/2018, phóng viên đã ghi lại hình ảnh hàng chục bao xi măng chết cứng nằm rải rác phía sau hè nhà ông Tân. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô chiếm đoạt tài sản của nhà nước, UBND xã Mỹ Hòa sẽ bị liên đới trong vụ việc này.

Ngày 22/02/2016, bà Huỳnh Thị Mười (vợ ông Phan Thanh Tân) làm “Đơn xin nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn nội đồng”, được UBND xã Mỹ Hòa chấp thuận cho chủ trương.

Thế là vợ chồng ông Phan Thanh Tân, bà Huỳnh Thị Mười và ông Phạm Văn Bé thực hiện tiếp nối con đường bê tông 800m với con đường đất cấp phối 800m. Trong đơn bà Mười nêu rõ: “Tôi tự nguyện đầu tư kinh phí để nâng cấp, mở rộng tuyến giao thông nội đồng từ nhà ông Võ Trang đến giáp đồng Đá Bạc thuộc xóm 4 Nam, với kinh phí đầu tư 30 triệu đồng”. Nội dung là vậy, nhưng khi thực hiện, ông Tân và ông Bé lại mở tuyến đường đi hướng khác, vào thẳng rừng trồng 5ha của ông Tân đang kỳ khai thác.

1.JPGNgười của ông Tân và ông Bé chặn đầu xe chở gỗ, gây cản trở giao thông

 

Sớm chấm dứt việc thu tiền đường tùy tiện

Lợi dụng sự vi phạm pháp luật của UBND xã Mỹ Hòa khi thực hiện đường bê tông giao thông nông thôn, “nhóm cai đầu dài” ông Tân và ông Bé tiếp tục lừa dối chính quyền xã “Xin nâng cấp, mở rộng đường giao thông nội đồng” bằng kinh phí tự nguyện. Ông Tân, ông Bé đã biến tuyến đường này thành tuyến đường riêng, được UBND xã Mỹ Hòa “bảo kê” thu tiền vô tội vạ, không còn phân biệt rõ: Đâu là đoạn đường thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, đâu là đoạn đường nội đồng do tự nguyện đầu tư kinh phí của bà Huỳnh Thị Mười.

Sự thu lợi bất chính của ông Tân, ông Bé được các chủ rừng phản ánh: Cả tuyến đường thu 19.000.000 đồng/ha rừng trồng (toàn khu vực có gần 50ha), trong đó đoạn đường xây dựng nông thôn mới 6.000.000 đồng, đoạn đường nội đồng 12.000.000 đồng và 1.000.000 đồng cho ông trưởng thôn. Vậy, UBND xã Mỹ Hòa căn cứ vào điều, khoản nào của “quy định cơ chế đầu tư” tại Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bình Định để cho phép ông Tân, ông Bé thu tiền một cách ngang nhiên?

Ông Trần Ngọc Toản, một trong những chủ rừng bức xúc, tôi đã hợp đồng khai thác 4,8ha rừng, ngày 31/10 và 01/11/2018 khi đưa gỗ ra khỏi cửa rừng đã bị cả nhà ông Tân, ông Bé và một số người hùa theo cản trở vận chuyển gỗ trên tuyến đường này. Gia đình tôi đã báo xã, công an đến giải vây cũng chỉ được một, hai xe. Qua sự làm loạn này, chủ mua gỗ đã phải đóng tiền “mãi lộ” thay tôi hàng chục triệu đồng, nói là để trừ vào tiền gỗ, nhưng tôi không đồng ý.

Qua vụ việc nói trên, Thanh tra huyện Phù Mỹ đã vào cuộc và UBND huyện sẽ có ý kiến kết luận theo tinh thần Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bình Định, huy vọng  sẽ chấm dứt được việc thu tiền đường tùy tiện, đảm bảo quyền lợi của người dân. Việc vi phạm tại đoạn đường giao thông nông thôn mới, tùy theo mức độ của từng cá nhân, tổ chức có liên quan xử lý theo quy định pháp luật.

 

Phi Công
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top