Thời gian qua, những vụ việc xảy ra có liên quan đến hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ, đặc biệt là thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp.
Dẫu biết rằng hành vi này có tính chất nguy hiểm, bị pháp luật nghiêm cấm nhưng nhiều đối tượng vì lợi nhuận, vì mưu sinh đã liều lĩnh chế tạo, vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ. Trước thực trạng trên, Công an tỉnh Đắk Lắk đã đấu tranh quyết liệt, ngăn chặn tệ nạn này, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán vật liệu nổ của các đối tượng rất đa dạng, phương thức thủ đoạn càng ngày càng tinh vi nên cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn để phát hiện. Đặc biệt, người đồng bào dân tộc thiểu số từ phía Bắc di cư vào Đắk Lắk sinh sống, họ biết cách chế tạo các vật liệu nổ để phục vụ cho việc sản xuất như đánh cá, đào giếng… nên công tác quản lý còn khó khăn hơn.
Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 5 vụ, khởi tố 4 đối tượng, thu giữ gần 29kg thuốc nổ, 60 kíp nổ và một số dụng cụ để chế tạo thuốc nổ.
Trước đó, ngày 22/2/2019, tại thôn 3, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, Vi Việt Quang (16 tuổi) mang 1 quả mìn do mình tự chế bằng cách học trên internet đến nhà anh Tô Mạnh Tường (23 tuổi), cùng trú tại địa phương dùng đũa để đục lỗ trên quả mìn. Nhưng do quên gắn dây cháy chậm nên quả mìn phát nổ. Hậu quả làm 4 người trong gia đình bị thương nặng. Riêng Quang bị mất 2 cánh tay, bỏng 2 mắt, bị thương toàn thân do mảnh nổ của quả mìn gây ra.
Hay vào trưa 19/11/2018, do mâu thuẫn gia đình, không tìm được hướng giải quyết, ông Thẩm Văn Đồng (trú xóm 1, thôn Bình Minh, thị trấn Krông Năng) đã ôm 1 quả mìn tự chế tự sát ngay giữa khu vực ngã 3 Diệu Hóa, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng khiến nhiều dân sinh sống tại đây hoang mang, khiếp sợ.
Mặc dù đã có nhiều hậu quả đau lòng liên quan đến vật liệu nổ nhưng tình trạng tàng trữ, vận chuyển, mua bán vẫn đang diễn ra trên địa bàn. Vào đêm 14/1/2019, đối tượng Nguyễn Cao Dĩ (SN 2000) trú tại thôn 2, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo đã bị Công an huyện Cư M’gar bắt quả tang khi đang có hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ. Tại cơ quan công an, Dĩ khai nhận đã lên mạng Youtube học cách chế tạo thuốc nổ. Sau đó, lên Facebook đặt mua nguyên liệu và chế tạo thuốc nổ để làm pháo nổ trong dịp Tết. Ngoài ra, Dĩ còn đăng tải lên Facebook cá nhân để bán kiếm lời.
Mới đây, trưa 28/6, đối tượng Trần Tấn Anh (SN 1963, trú thôn 5, xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar) đã bị Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang khi đang vận chuyển 12kg thuốc nổ và 60 kíp nổ để đi bán kiếm lời.
Hậu quả do các vụ nổ thương tâm gây ra.
Tại cơ quan công an, Trần Tấn Anh khai nhận: “Tôi có mua 12kg thuốc nổ và 60 kíp nổ về bán cho 1 người để đào giếng. Tôi đã 1 có tiền án về tội mua bán trái phép vật liệu nổ. Nhưng vì cuộc sống gặp khó khăn nên khi có người nhờ mua thuốc nổ, tôi đã đi mua rồi bán lại để kiếm tiền trang trải cho gia đình”.
Thượng tá Ngô Văn Hiển, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Vì lợi nhuận cao nên các đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn để qua mắt cơ quan chức năng gây khó khăn cho việc phát hiện bắt giữ. Qua đây, chúng tôi khuyến cáo người dân việc tàng trữ, mua bán vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cường lực lượng, bám sát địa bàn để nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn sớm các đối tượng này, không để các vật liệu nổ vào tay nhân dân và các đối tượng xấu.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.