Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 11 năm 2019 | 15:19

Chính sách cho đồng bào DT thiếu tính đồng bộ nên chưa có hiệu quả

Sáng nay (01/11), Quốc hội thảo luận Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng điều kiện đặc biệt khó khăn vào.

hop-1-11.jpg

Theo báo cáo của Chính phủ, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, hơn 5.200 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.

Mục tiêu của Đề án, đến năm 2025: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2,0 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3% đến 5%;

100% xã có đường ô tô đến trung tâm, theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giao thông vận tải; 70% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa;

80% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; sắp xếp ổn định 70% số hộ di cư tự phát, số hộ đang sinh sống trong rừng đặc dụng, khu vực xung yếu nguy hiểm; hỗ trợ giải quyết 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, còn ở nhà tạm so với cuối năm 2020; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì 42%;

Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 50%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ từ 10-15%; tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học phổ thông trung học trên 60%; thanh niên 15 đến 35 tuổi đọc thông viết thạo tiếng Việt trên 95%;

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số dân tộc thiểu số; 95% người dân tộc thiểu số biết nói tiếng dân tộc của mình trong giao tiếp; 80% xã, thôn, bản có đội văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ truyền thống; trên 80% phụ nữ được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thiếu cân xuống dưới 15%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 85-90%.

Đến năm 2030: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2,5 lần so với năm 2026; không còn hộ đói; giảm 80% hộ nghèo so với năm 2020; phấn đấu 80% hộ gia đình có mức sống bằng với mức sống dân cư trong khu vực; trên 85% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cơ sở hạ tầng (đường, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc…) đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân; giải quyết căn bản tình trạng di cư tự phát trong đồng bào dân tộc thiểu số; cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên, hệ sinh thái động, thực vật phong phú. Dù có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là nơi khó khăn, kinh tế xã hội phát triển chậm, tình trạng di cư tự phát chưa giải quyết được; một số hủ tục lạc hậu, tội phạm buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn bán người qua biên giới... diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự.

Để giải quyết thực trạng đó, Chính phủ xây dựng đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2030. Giải pháp chủ yếu là xây dựng, ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Phát triển các mô hình sản xuất gắn với lợi thế, đặc thù của địa phương

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) khẳng định, các chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian qua đã có tác động tích cực, làm thay đổi diện mạo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đại biểu cũng tán thành với kết quả đạt được đã được nêu tại Đề án của Chính phủ.

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương cho rằng, về chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 85-90%, đề nghị nghiên cứu quy định chỉ tiêu này bao quát hơn, tránh lo cho người nghèo theo kiểu đối phó.

Thực tế, có trường hợp hộ gia đình được tiếp cận nước sinh hoạt nhưng không được sử dụng thường xuyên. Vấn đề này đã được phản ánh tại báo cáo giám sát giảm nghèo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về mục tiêu đến năm 2025 có 80% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng. Đại biểu cho rằng, với chỉ tiêu này, đề nghị cần quy định thêm về chỉ tiêu hoạt động vận hành của nhà sinh hoạt cộng đồng, tránh tình trạng “then cài chốt đóng”, nhà sinh hoạt cộng đồng trở thành nhà kho vì thiếu bóng người chăm sóc,  gây lãng phí nguồn đầu tư.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi khám, chữa bệnh cần phải được bác sĩ thực hiện và được khám chữa bệnh bằng cách trang thiết bị y tế tiên tiến. Theo đại biểu Hương, chỉ khi nào chất lượng và hiệu quả của việc khám, chữa bệnh làm hài lòng được người dân thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân chủ động tự nguyện đến với cơ sở khám chữa bệnh và ngược lại.

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP. HCM) nhận định, lõi nghèo của Việt Nam vẫn tập trung vào vùng dân tộc thiểu số. Cùng với đó, đời sống người dân còn nhiều khó khăn chất lượng nguồn nhân lực kém... nhiều chính sách pháp luật được ban hành liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nhiều trong số đó thiếu tính đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả.

Cần quan tâm phát triển lâm nghiệp

Đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) và nhiều đại biểu nhất trí với tên gọi của Đề án phản ánh rõ được phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phù hợp với mong mỏi của đồng bào dân tộc; tích hợp một cách hiệu quả các chính sách cho vùng này; khắc phục tình trạng giảm nghèo rất chậm ở vùng dân tộc thiểu số bởi có nhiều rủi ro về thiên tai.

Đề án sẽ là đột phá với những nguồn lực đủ mạnh để tạo điều kiện cho người dân vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn vươn lên thoát nghèo, miền núi thu dần khoảng cách với miền xuôi. Tuy nhiên, cũng đề nghị cần có sự kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm, chịu trách nhiệm, cơ chế tổng kết, đánh giá hiệu quả của Đề án từng giai đoạn.

 

tongthiphong.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.

 

Về giải pháp đề  phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, các đại biểu Quốc hội đề nghị đồng bộ hóa, tập trung các chính sách, nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào một đầu mối; kết hợp hiệu quả giữa đầu tư ngân sách gắn với việc huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện đề án; hợp lý hóa các chính sách hỗ trợ; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện, thông tin, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng) và nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, phát triển các mô hình sản xuất gắn với lợi thế, đặc thù của địa phương, hỗ trợ kết nối thị trường... để đồng bào phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giầu chính đáng trên mảnh đất quê hương...

Kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo cho đời sống của đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều chính sách dân tộc đã đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu quan trọng. Khẳng định ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng và tính cấp thiết về việc xây dựng và triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, nội dung Đề án cần quan tâm phát triển lâm nghiệp, nhà ở, đất ở… đảm bảo người nhân sống được từ rừng; đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; lồng ghép nội dung bình đẳng giới; đặc biệt quan tâm đến những dân tộc còn ít người; coi trọng công tác tuyên truyền, khích lệ đồng bào tự lực vươn lên, không cam chịu đói nghèo; duy trì và phát huy bản sắc dân tộc; phát huy kinh tế du lịch địa phương.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

    Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

  • Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Điện Biên hoàn thành chương trình làm nhà đại đoàn kết cho 5.000 hộ nghèo

    Chiều 28/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức tổng kết thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đây là Đề án do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành ngày 25/4/2023 (Đề án 09) nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc".

  • Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

    Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc để "thổi giá đất" thì việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất là cần thiết.

  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top